Chính sách mới có hiệu lực trong tháng 7 năm 2017

Đăng lúc: 14:37:57 21/07/2017 (GMT+7)

Trong tháng 7 năm 2017 có rất nhiều các thông tư, nghị định đã được Chính phủ, các bộ, ban, ngành ban hành có hiệu lực thi hành. Cụ thể như sau:

 

So với quy định hiện hành (Điều 5 Nghị định 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010), thì Luật đấu giá tài sản 2016 đề ra tiêu chuẩn để trở thành đấu giá viên một cách cụ thể và chặt chẽ hơn.

Theo đó, để được làm đấu giá viên phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

– Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.

– Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng (quy định hiện hành tại Nghị định 17 là tốt nghiệp đại học ngành luật hoặc ngành kinh tế).

– Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề đấu giá, trừ trường hợp được miễn đào tạo nghề đấu giá theo quy định, cụ thể như sau:

+ Người có thời gian làm việc trong lĩnh vực được đào tạo từ 03 năm trở lên được tham gia khóa đào tạo nghề đấu giá và thời gian khóa đào tạo nghề đấu giá là 06 tháng.

+ Miễn đào tạo nghề đấu giá đối với người đã là luật sư, công chứng viên, thừa phát lại, quản tài viên, trọng tài viên có thời gian hành nghề từ 02 năm trở lên; người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên.

–  Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá.

  1. 05 nguyên tắc đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam

Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 đã dành riêng một Điều luật (Điều 95) để quy định cụ thể về các nguyên tắc đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam. Cụ thể như sau:

– Phải được sự cho phép của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

– Phải tôn trọng, tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa quốc gia tàu mang cờ và các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam qua đường ngoại giao trước khi tàu đến Việt Nam.

– Chương trình hoạt động của tàu và các thành viên trên tàu phải thực hiện theo kế hoạch đã thỏa thuận; trường hợp có sự thay đổi, phát sinh phải được phép của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

– Khi tàu quân sự nước ngoài đến lãnh hải Việt Nam để đến cảng biển phải thực hiện các quy định sau đây:

+ Tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nước và phải treo Quốc kỳ Việt Nam ở vị trí ngang bằng với quốc kỳ của quốc gia tàu mang cờ.

(Không áp dụng quy định này đối với trường hợp được phép của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ của quốc gia tàu mang cờ)

+ Bên ngoài thân tàu phải ghi rõ số hiệu, tên tàu.

+ Đưa toàn bộ vũ khí về tư thế quy không hoặc ở trạng thái bảo quản.

+ Dừng lại ở vùng đón trả hoa tiêu để làm thủ tục nhập cảnh và theo hướng dẫn của cảng vụ, hoa tiêu Việt Nam.

+ Chỉ được sử dụng các thiết bị cần thiết bảo đảm an toàn hàng hải và tần số liên lạc đã đăng ký.

+ Đến đúng cảng biển theo tuyến đường và hành lang quy định.

– Nếu tàu muốn di chuyển từ cảng biển này sang cảng biển khác của Việt Nam phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

  1. Lưu ý với doanh nghiệp đấu giá tài sản (ĐGTS) thành lập trước ngày 01/7/2017

Từ ngày 01/7/2017, Nghị định 62/2017/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật ĐGTS 2016 bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Theo đó, doanh nghiệp ĐGTS thành lập trước ngày 01/7/2017 cần lưu ý một số nội dung như sau:

– Nếu chuyển đổi thành doanh nghiệp ĐGTS theo quy định tại Điều 23 Luật ĐGTS thì nộp 01 bộ hồ sơ (theo điểm a, b và c Khoản 1 Điều 25 Luật ĐGTS) trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác đến Sở Tư pháp.
Doanh nghiệp ĐGTS được Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động kế thừa toàn bộ quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ trong hoạt động ĐGTS của doanh nghiệp ĐGTS thành lập trước ngày 01/7/2017.

– Nếu tiếp tục hoạt động ĐGTS và kinh doanh các ngành nghề khác thì thành lập doanh nghiệp ĐGTS mới theo quy định tại Điều 25 Luật ĐGTS.

  1. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bị lưu giữ

Đây là nội dung quy định tại Nghị định 169/2016/NĐ-CP  (có hiệu lực từ ngày 01/7/2017) về xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam. Theo đó:

Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bị lưu giữ do người nhận hàng không đến nhận, hoặc từ chối nhận hàng:

– Người vận chuyển được mang bán đấu giá nhưng phải làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa theo quy định.

– Ngoài hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định, người vận chuyển phải nộp kèm các giấy tờ sau đây cho cơ quan hải quan:

+ Văn bản đề nghị làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa đối với hàng hóa bị lưu giữ;

+ Bản chính bằng chứng liên quan đến việc thông báo về hàng hóa bị lưu giữ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này.

  1. Hướng dẫn điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ

Đây là quy định tại Thông tư 53/2017/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 69/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vụ mua bán nợ.

Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh vụ mua bán nợ cần lưu ý một số điều kiện như sau:

– Khi bắt đầu hoạt động, doanh nghiệp phải có quy chế quản lý nội bộ về tổ chức, về hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ được ban hành bởi cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp quy định tại điều lệ;

– Vốn điều lệ/vốn đầu tư thực góp hạch toán trên bảng cân đối kế toán phải lớn hơn hoặc bằng mức vốn tối thiểu quy định tại Nghị định 69/2016/NĐ-CP tương ứng với từng loại hình kinh doanh dịch vụ mua bán nợ;

– Người quản lý doanh nghiệp tại thời điểm được bổ nhiệm phải có bằng đại học (trở lên) thuộc một trong các ngành: Kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhận;

Xem thêm các điều kiện khác tại Thông tư 53/2017/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 03/7/2017).

ITTPA THANH HÓA (Tổng hợp)

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
3844995