Định hướng thu hút đầu tư vào tỉnh Thanh Hóa

Đăng lúc: 14:03:33 19/11/2020 (GMT+7)

Tỉnh Thanh Hóa tập trung phát triển theo mô hình phát triển không gian theo cấu trúc 4 - 6 - 6

4 TRUNG TÂM KINH TẾ ĐỘNG LỰC

4 TRUNG TÂM ĐỘNG LỰC.jpg

1. Trung tâm động lực thành phố Thanh Hóa - thành phố Sầm Sơn

Phát triển dịch vụ đa ngành, đa lĩnh vực, chú trọng các ngành dịch vụ chất lượng cao, du lịch biển, du lịch văn hóa; phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

2. Trung tâm động lực phía Nam (Khu kinh tế Nghi Sơn)

Phát triển đa ngành, đa lĩnh vực, trọng tâm là công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản, công nghiệp chế biến, chế tạo gắn với khai thác hiệu quả cảng biển Nghi Sơn.

3. Trung tâm động lực phía Bắc (Bỉm Sơn- Thạch Thành)

Định hướng phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến, chế tạo, may mặc, giầy da, công nghiệp phụ trợ, dịch vụ và du lịch sinh thái, tâm linh.

4. Trung tâm động lực phía Tây (Lam Sơn - Sao Vàng)

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp hàng không, điện tử viễn thông, công nghiệp công nghệ cao; du lịch di sản.

6 TRỤ CỘT TĂNG TRƯỞNG
1.jpg

- Công nghiệp chế biến, chế tạo: Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có giá trị và có năng suất cao, trong đó trọng tâm là: Sản phẩm lọc hóa dầu, khí hóa lỏng, nhựa, hóa chất, điện tử viễn thông, dược phẩm và thiết bị y tế, thép và các ngành công nghiệp hạ nguồn khác như may mặc, da giày, dệt may, chế biến thực phẩm và thức ăn gia súc; quan tâm phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.

- Nông nghiệp: Trọng tâm là phát triển các mô hình trồng trọt và chăn nuôi với quy mô lớn, có sự liên kết chặt chẽ với chuỗi giá trị chế biến thực phẩm để nâng cao hiệu quả sản xuất. Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ hữu cơ vào các hoạt động nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng năng suất cây trồng vật nuôi và năng suất lao động.

- Du lịch: Tập trung phát triển du lịch trên ba loại hình du lịch chính, là: Du lịch biển gắn với khám phá biển đảo; du lịch sinh thái; du lịch tâm linh và văn hoá, đưa Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm du lịch của cả nước, ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

- Y tế: Thu hút các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa để cung cấp các dịch vụ y tế với giá thành hợp lý cho người dân; đồng thời, xúc tiến và thu hút đầu tư một số cơ sở y tế cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao, dịch vụ y tế thông minh đạt tiêu chuẩn quốc tế và khu vực.

- Phát triển hạ tầng: Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tích hợp, đồng bộ, hiện đại, tạo sự liên thông giữa các vùng kinh tế động lực, các hành lang kinh tế, giữa các vùng, miền và kết nối với các tỉnh lân cận, các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước; tạo tiền đề thuận lợi để mở rộng cơ hội thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.  

- Nguồn nhân lực: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo, sử dụng và đãi ngộ nguồn nhân lực; tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành, lĩnh vực quan trọng, có lợi thế cạnh tranh của tỉnh, nhất là nguồn nhân lực khoa học, công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số, làm động lực cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

6 HÀNH LANG KINH TẾ

6 hành lang.jpg

(1) Hành lang kinh tế ven biển: Kết nối Thanh Hóa với các tỉnh phía Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình) và tỉnh Nghệ An thông qua tuyến đường bộ ven biển và Quốc lộ 10.

Định hướng phát triển các khu du lịch, đô thị ven biển; công nghiệp chế biến thủy sản, kinh tế hàng hải và nghề cá.

(2) Hành lang kinh tế Bắc Nam: Kết nối Thanh Hóa với Thủ đô Hà Nội, các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ, thông qua tuyến đường quốc lộ 1A và đường cao tốc Bắc Nam.

Định hướng phát triển thành đô thị, công nghiệp, dịch vụ, đào tạo nghề, y tế, giáo dục

(3) Hành lang kinh tế đường Hồ Chí Minh: Là trục kết nối Thanh Hóa với Hà Nội, các tỉnh phía Bắc và Nghệ An; đặc biệt là các huyện khu vực trung du và miền núi của tỉnh.

Định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông, lâm sản; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến khoáng sản và công nghiệp phụ trợ.

(4) Hành lang kinh tế Đông Bắc: Kết nối Cảng Lạch Sung - Nga Sơn - Bỉm Sơn - Thạch Thành với các tỉnh phía Bắc thông qua quốc lộ 217B, quốc lộ 217 và đường Hồ Chí Minh”.

Định hướng phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo; dịch vụ du lịch.

(5) Hành lang kinh tế Đông – Tây (hành lang trung tâm): Kết nối TP Sầm Sơn - TP Thanh Hóa - huyện Thọ Xuân thông qua Đại lộ Nam sông Mã, Đại lộ Lê Lợi, đường từ TP Thanh Hóa đi Cảng hàng không Thọ Xuân.

Định hướng phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ.

(6) Hành lang kinh tế quốc tế: Kết nối Cảng biển Nghi Sơn - Cảng hàng không Thọ Xuân với các tỉnh vùng Tây Bắc và nước CHDCND Lào, thông qua tuyến đường từ Cảng hàng không Thọ Xuân đi KKT Nghi Sơn, đường HCM, quốc lộ 15, quốc lộ 217 và Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo.  

Định hướng phát triển: Công nghiệp công nghệ cao; công nghiệp chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng; dịch vụ xuất nhập khẩu, cảng biển, logistics.

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
3844995