Направления социально-экономического развития

Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, định hướng không gian, lãnh thổ và phát triển các ngành, lĩnh vực, bao gồm:

MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ

2021 - 2025

2026 - 2030

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)

10,1%

GRDP bình quân đầu người

4,200

(USD)

7,850

(USD)

Tổng huy động vốn
đầu tư toàn xã hội

750,000

(TỶ ĐỒNG)

900,000

(TỶ ĐỒNG)

Giá trị xuất khẩu

8

(TỶ USD)

15

(TỶ USD)

Tỷ lệ đô thị hóa

30%

>50%

Năng suất lao động
tăng bình quân hàng năm

9,6%

8,1%

Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào (GRDP)

40%

45%

CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG GRDP (2030)

Công nghiệp - Xây dựng

Dịch vụ

Nông lâm nghiệp, thủy sản

Thuế sản phẩm

3 TRỤ CỘT TĂNG TRƯỞNG

1. CÔNG NGHIỆP,
CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO:

Phát triển Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp chế biến, chế tạo, làm nền tảng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tập trung ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có thể mạnh, có lợi thế cạnh tranh, có giá trị và có năng suất cao; định hướng một số ngành công nghiệp chủ yếu như sau: Công nghiệp hóa dầu, hóa chất và chế biến sản phẩm từ hóa dầu; Công nghiệp sản xuất, cung ứng điện; Công nghiệp cơ khí, điện tử và sản xuất kim loại; Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; Công nghiệp dệt may, giầy da.

2. NÔNG NGHIỆP:

Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, trọng tâm là phát triển các mô hình trồng trọt và chăn nuôi quy mô lớn, giá trị gia tăng cao, có sự liên kết chặt chẽ với chuỗi giá trị chế biến thực phẩm để nâng cao hiệu quả sản xuất. Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ hữu cơ vào các hoạt động nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và năng suất lao động. Định hướng phát triển một số ngành nông nghiệp chủ yếu như sau: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản.

3. DU LỊCH

Đến năm 2030, Thanh Hóa trở thành một trong các trung tâm lớn về du lịch của cả nước với các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh. Tập trung phát triển du lịch trên ba loại hình du lịch chính, đó là: Du lịch biển; du lịch sinh thái cộng đồng; du lịch tìm hiểu văn hóa, lịch sử.

4 TRUNG TÂM KINH TẾ ĐỘNG LỰC

1

Trung tâm động lực phía Nam (khu kinh tế Nghi Sơn)

Phát triển khu kinh tế Nghi Sơn trở thành một trong những trung tâm đô thị, công nghiệp và dịch vụ ven biển trọng điểm của cả nước; một khu vực phát triển đa ngành, đa lĩnh vực, trọng tâm là công nghiệp nặng, công nghiệp cơ bản, công nghiệp năng lượng, chế biến, chế tạo, dịch vụ gắn với khai thác hiệu quả cảng biển Nghi Sơn.

2

Trung tâm động lực TP Thanh Hóa - TP Sầm Sơn

Phát triển dịch vụ đa ngành, đa lĩnh vực, chú trọng các ngành dịch vụ chất lượng cao; phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; phát triển du lịch biển, du lịch văn hóa, đưa đô thị du lịch Sầm Sơn thành một trong những trọng điểm du lịch biển của cả nước.

3

Trung tâm động lực phía Tây (Lam Sơn - Sao Vàng)

Phát triển khu vực Lam Sơn – Sao Vàng trở thành vùng kinh tế động lực mới của tỉnh gắn với Cảng hàng không Thọ Xuân và Khu công nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hình thành đô thị Lam Sơn – Sao Vàng; phát triển du lịch di sản gắn với Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, Lê Hoàn.

4

Trung tâm động lực phía Bắc (Bỉm Sơn - Thạch Thành)

Phát triển khu vực Bim Sơn, Thạch Thành trở thành trung tâm kinh tế động lực phía Bắc của tỉnh gắn với khu công nghiệp Bỉm Sơn.

6 HÀNH LANG KINH TẾ

1

Hành lang kinh tế ven biển: Là hành lang kết nối Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố ven biển phía Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình) và tỉnh Nghệ An qua tuyến đường bộ ven biển và quốc lộ 10.

2

Hành lang kinh tế Bắc Nam: Là trục trung tâm của tỉnh theo hướng Bắc Nam, giữ vai trò liên kết chính giữa Thanh Hóa với Thủ đô Hà Nội, các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ, thông qua tuyến đường quốc lộ 1A và đường cao tốc Bắc Nam.

3

Hành lang kinh tế trung tâm: Là trục trung tâm của cả tỉnh theo hướng Đông – Tây; giữ vai trò chủ đạo trong việc điều tiết các hoạt động kinh tế, đô thị và dịch vụ của cả tỉnh. Kết nối thành phố Sầm Sơn – thành phố Thanh Hóa – huyện Thọ Xuân thông qua Đại lộ Nam sông Mã, Đại lộ Lê Lợi, đường từ thành phố Thanh Hóa đi Cảng hàng không Thọ Xuân.

4

Hành lang kinh tế quốc tế: Là tuyến hành lang kết nối Cảng biển Nghi Sơn – Cảng hàng không Thọ Xuân với các tỉnh vùng Tây Bắc và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, thông qua tuyến đường từ Cảng hàng không Thọ Xuân đi khu kinh tế Nghi Sơn, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 15, quốc lộ 217 và Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo

5

Hành lang kinh tế đường Hồ Chí Minh (Xa lộ nông nghiệp): Là trục kết nối Thanh Hóa với Hà Nội, các tỉnh phía Bắc và Nghệ An; đặc biệt là các huyện khu vực trung du và miền núi của tỉnh.

6

Hành lang kinh tế Đông Bắc: Là tuyến hành lang kết nối Cảng Lạch Sung – Nga Sơn – Bỉm Sơn – Thạch Thành với các tỉnh phía Bắc thông qua quốc lộ 217B, quốc lộ 217 và đường Hồ Chí Minh.

5 VÙNG LIÊN HUYỆN

VÙNG SỐ 1 (VÙNG TRUNG TÂM)

1. Tính chất: là vùng động lực tại trung tâm của tỉnh Thanh Hóa, gồm các cụm đô thị tương hỗ, trong đó
thành phố Thanh Hóa – thành phố Sầm Sơn là khu vực lõi với chức năng là trung tâm tổng hợp, tỉnh lỵ của tỉnh Thanh Hóa.
2. Hướng phát triển trọng tâm: phát triển đa ngành, đa lĩnh vực; trọng tâm là phát triển hạ tầng và kinh tế đô thị, phát triển các ngành kinh tế dịch vụ, kỹ thuật có giá trị tăng cao, các ngành kinh tế biển, du lịch biển gần với du lịch sinh thái và du lịch văn hóa, phát triển các loại hình công nghiệp sạch, thân thiện môi trường, nông nghiệp hữu cơ bền vững.

VÙNG SỐ 2

1. Tính chất: là vùng đồng bằng trung tâm kết hợp khu vực trung du tỉnh Thanh Hóa, đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường hàng không.
2. Hướng phát triển trọng tâm: phát triển theo hướng nông, lâm nghiệp tập trung, sạch, an toàn và bền vững, công nghiệp công nghệ cao và dịch vụ du lịch; trong đó phát triển KCN Lam Sơn – Sao Vàng thành KCN công nghệ cao của tỉnh với các lĩnh vực ưu tiên về thiết bị điện tử viễn thông, hàng không, công nghệ thông tin, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Phát triển du lịch tìm hiểu văn hóa, lịch sử, du lịch sinh thái nghỉ
dưỡng, du lịch cộng đồng.

VÙNG SỐ 3

1. Tính chất: là vùng động lực phía Bắc của tỉnh, cửa ngõ kết nối Thanh Hóa với Hà Nội, đồng bằng Sông Hồng và vùng Đông Bắc Bộ.
2. Hướng phát triển trọng tâm: phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, chế biến, chế tạo, công nghiệp dệt may, da giày và hóa dược phẩm; chế biến nông, lâm, thủy sản; du lịch văn hóa, du lịch dinh thái; sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao với sản phẩm chủ lực là cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, phát triển nghề cá và nuôi trồng hải sản.

VÙNG SỐ 4

1. Tính chất: là trung tâm động lực phía Nam gắn với KKT Nghi Sơn, là động lực quan trọng thúc đẩy Thanh Hóa trở thành một trung tâm kinh tế cấp vùng và quốc gia.
2. Hướng phát triển trọng tâm: công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệp nặng và chế biến, chế tạo gắn với KKT Nghi Sơn; phát triển các ngành kinh tế biển; phát triển đô thị và dịch vụ đáp ứng nhu cầu phát triển của khu kinh tế.

VÙNG SỐ 5

1. Tính chất: là vùng miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa, có biên giới Việt Nam – Lào; vùng sinh thái rừng đầu nguồn, bảo đảm môi trường sinh thái và nguồn nước và quốc phòng, an ninh.
2. Hướng phát triển trọng tâm
+ Bảo tồn, phát huy rừng đặc dựng, rừng phòng hộ và các khu bảo tồn thiên nhiên gần với phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa, sản xuất lâm nghiệp, cây dược liệu. Phát triển chăn nuôi gia súc và đại gia súc
và công nghiệp chế biến lâm sản
+ Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, trồng rừng gỗ lớn, công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm,
công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng công nghiệp dệt may tại những nơi có điều kiện.

ОНЛАЙН-ПОДДЕРЖКА

Для заполнения данной формы включите JavaScript в браузере.