Đó là mong muốn mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kỳ vọng vào các doanh nghiệp, nhà đầu tư của Nhật Bản. Người Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam rất tin tưởng sự trung thành, tinh thần làm việc cần mẫn của người Nhật Bản.
Sáng 17/1, tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng chủ trì tọa đàm "Doanh nghiệp Việt Nam-Nhật Bản".
Phát biểu tại buổi Tọa đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Nhật Bản là quốc gia tài trợ ODA hàng đầu cho Việt Nam, quốc gia đầu tư nước ngoài đứng thứ 2, có lượng khách du lịch xếp thứ 3 và là đối tác thương mại thứ 4 của Việt Nam. Từ năm 2016, Việt Nam đã thu hút thêm 2 tỷ USD từ hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản, đưa tổng giá trị đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam đạt 42 tỷ USD. Nhật Bản đứng thứ 2 trong 142 quốc gia, nền kinh tế đầu tư FDI vào Việt
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu
Thủ tướng cho rằng chính đội ngũ doanh nghiệp của Nhật Bản là những bông hoa đẹp, đóng góp quý báu vào việc tăng cường mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện phát triển bền vững, lâu dài Việt Nam-Nhật Bản.
Thủ tướng phân tích kết quả này có được cũng bởi lý do Việt
Thủ tướng nhấn mạnh: “Việt
Trong lời phát biểu của mình, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nhắc lại kết quả trong buổi hội đàm trước đó giữa hai Thủ tướng, hai bên đã nhất trí tăng cường hơn nữa mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Nhật Bản, cải thiện môi trường đầu tư giúp doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động nhiều hơn ở Việt Nam.
Theo Thủ tướng Shinzo Abe, Asean hiện nay là trung tâm tăng trưởng của thế giới và Việt
Thủ tướng Shinzo Abe cũng đề nghị phía các cơ quan chức năng của Việt
Thủ tướng Shinzo Abe đề nghị Việt Nam tiếp tục
tạo điều kiện cho doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động thuận lợi tại đây
Tại buổi tọa đàm, các doanh nghiệp Nhật Bản đều bày tỏ nguyện vọng được hợp tác làm ăn ở Việt
Không chỉ là nơi tiêu thụ tiềm năng, Việt Nam cũng là nơi sản xuất rất lý tưởng với người lao động cần cù chịu khó, đó là điều hấp dẫn với các doanh nghiệp Nhật Bản để triển khai hoạt động ở đây.
Bên cạnh việc giới thiệu doanh nghiệp và tiềm năng hợp tác của cả hai phía Việt Nam- Nhật Bản, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng đưa ra một số đề xuất, kiến nghị những vướng mắc còn tồn tại trong môi trường đầu tư. Với tinh thần cởi mở, lắng nghe, các cơ quan chức năng phía Việt Nam cũng đã tiếp thu và cho biết sẽ có hướng xử lý trong thời gian tới để môi trường đầu tư thuận lợi hơn, thu hút được nhiều hơn doanh nghiệp Nhật Bản.
Toàn cảnh buổi tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản
Trước đó vào tối ngày 16/1, cũng trong khuôn khổ chuyến thăm của Thủ tướng Shizo Abe, lãnh đạo 36 tỉnh, thành của Việt Nam đã có buổi tọa đàm với 25 doanh nghiệp lớn của Nhật Bản.
Tại buổi Tọa đàm, đại diện một số tỉnh, thành tại Việt Nam đã giới thiệu lợi thế về vị trí địa lý, hạ tầng, quan hệ hợp tác sẵn có với Nhật Bản, đồng thời cam kết hỗ trợ cho doanh nghiệp, nhằm thu hút đầu tư vào địa phương.
Tại các địa phương lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, thì kim ngạch thương mại với Nhật Bản ngày càng tăng. Theo Chủ tịch TP. Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung, trong năm 2016 Hà Nội đã ký kết hợp tác với Đại sứ quán Nhật Bản nhằm tạo thuận lợi trong đầu tư. Ngay sau đó, đã có một số nhà đầu tư của Nhật Bản được cấp giấy phép, cũng như hoàn thiện thủ tục hành chính trong vòng 26 ngày. Các doanh nghiệp ở Nhật Bản đầu tư ở Việt
Nhận thức được Nhật Bản là quốc gia có thế mạnh hàng đầu về khoa học, công nghệ, lãnh đạo của hai thành phố “đầu tàu” cả nước nói riêng và các tỉnh, thành nói chung hy vọng, Nhật Bản sẽ tiếp tục nghiên cứu đầu tư vào hệ thống hạ tầng, dịch vụ y tế, giáo dục – đào tạo tại Việt Nam.
Về phía Nhật Bản, ông Hiroto Izumi, trợ lý Thủ tướng Nhật Bản khẳng định, cuộc tọa đàm giữa lãnh đạo các doanh nghiệp Nhật Bản và địa phương Việt Nam nhân chuyến thăm của ông Shinzo Abe lần này là cơ hội tốt để các địa phương thể hiện sức hấp dẫn đầu tư của mình, giới thiệu về các thành tựu kinh tế cũng như biện pháp hoàn thiện môi trường đầu tư trong tương lai. Các doanh nghiệp Nhật Bản tham gia Tọa đàm đều là những công ty có tên tuổi, như: Sumitomo, Mitsui, Itochu hay Mitsubishi…/.
Theo Kinh tế và Dự báo