GIỚI THIỆU VỀ TỈNH THANH HÓA

http://thongtinquyhoach.thanhhoa.gov.vn/Resource/news/Ban%20do%20hanh%20chinh%20tinh%20thanh%20hoa.jpg

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý

Tỉnh Thanh Hoá nằm ở cực bắc vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền
Trung, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh của vùng Bắc Trung Bộ và Việt Nam; nằm ở vị trí trung chuyển giữa các tỉnh thành phía Bắc và phía Nam Việt Nam, có ranh giới như sau:

+ Phía Bắc giáp ba tỉnh: Ninh Bình, Hoà Bình và Sơn La;

+ Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An;

+ Phía Đông giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển 102 km;

+ Phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn nước CHDCND Lào với đường biên giới
dài 213,6 km;

Tỉnh Thanh Hoá có diện tích tự nhiên 11.114,71 km2; là tỉnh lớn thứ năm về diện tích của Việt Nam; có hệ sinh thái đa dạng, phong phú với đầy đủ các loại địa hình: Vùng núi trung du, vùng đồng bằng và vùng ven biển, tỷ lệ che phủ rừng đạt hơn 53,5%, có khí hậu mát mẻ, dễ chịu. Thanh Hóa cách Hà Nội 150km về phía nam, với hơn 2 giờ đi ô tô theo QL 1A và hơn 1,5 giờ đi theo cao tốc Bắc Nam; cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560 km về phía Bắc với 1,5 giờ đi máy bay.

Thanh Hóa được chia thành 27 đơn vị hành chính, gồm: 02 thành phố, 02 thị xã và 23 huyện.

- Địa hình: Tỉnh Thanh Hóa có địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3 vùng rõ rệt:

+ Vùng núi và Trung du có diện tích 839.037 ha, chiếm 75,544% diện tích toàn tỉnh

+ Vùng đồng bằng có diện tích là 162.341 ha, chiếm 14,61% diện tích toàn tỉnh.

+ Vùng ven biển có diện tích 110.655 ha, chiếm 9,95% diện tích toàn tỉnh, địa hình tương đối bằng phẳng.

- Khí hậu: Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt, lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lân, ngư nghiệp.

2. Dân số

Thanh Hóa có hơn 3,7 triệu người, là tỉnh đông dân thứ 3 của Việt Nam, sau Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Dân số trong độ tuổi lao động 2,5 triệu người, có trình độ văn hóa, chuyên môn cao phù hợp nhiều lĩnh vực, ngành nghề: chế biến, cơ khí, chế tạo, điện, điện tử,...

3. Hạ tầng kỹ thuật

3.1. Hạ tầng giao thông vận tải

 http://thongtinquyhoach.thanhhoa.gov.vn/Resource/news/img-2938-312.jpg

Cao tốc Bắc Nam qua tỉnh Thanh Hóa

 Thanh Hoá có các tuyến giao thông chính từ Bắc đến Nam, từ Đông sang Tây đi qua, với đầy đủ các loại hình, phương thức vận tải, gồm: Đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt.

- Đường bộ: đường bộ có tổng chiều dài trên 8.000 km, có nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia chạy qua gồm: đường cao tốc Bắc - Nam; Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh; Quốc lộ 217; Quốc lộ 10; 15; 45; 47; tuyến đường bộ ven biển từ tỉnh Quảng Ninh đến Nghệ An.

- Đường thủy: Cảng Nghi Sơn trong quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, là cảng loại I và được quy hoạch tiềm năng thành cảng đặc biệt, có diện tích quy hoạch là 2.020 ha, bao gồm 62 bến (10 bến container, 22 bến tổng hợp, còn lại là các bến chuyên dùng), hiện 21 bến đã đi vào hoạt động, có khả năng khai thác hàng trăm triệu tấn hàng hóa/năm và tiếp nhận tàu có tải trọng đến 320.000 tấn (tại bến phao SPM, khu neo đậu, chuyển tải Hòn Mê). Năm 2022, lượng hàng hóa tông qua cảng là 43 triệu tấn, chiếm khoảng 50% tổng lượng hàng hóa qua nhóm cảng biển số 2 (bằng cả Nghệ An và Hà Tĩnh). Cảng Lễ Môn cách trung tâm Thành phố Thanh Hoá 6km với năng lực thông qua 300.000 tấn/năm, các tàu trọng tải 600 tấn cập cảng an toàn. Ngoài ra, Thanh Hoá có hơn 1.600 km đường sông, trong đó có 487 km đã được khai thác cho các loại phương tiện có sức chở từ 20 đến 1.000 tấn.

 http://thongtinquyhoach.thanhhoa.gov.vn/Resource/news/c%e1%ba%a3ng%20nghi%20s%c6%a1n%20qh.jpg

Quy hoạch cảng biển Nghi Sơn

http://thongtinquyhoach.thanhhoa.gov.vn/Resource/news/tho-xuan-1-1688471197402914454406.jpg 
Cảng hàng không Thọ Xuân


- Đường hàng không:

Cảng hàng không Thọ Xuân được quy hoạch đến năm 2030 là cảng hàng không quốc tế. Các chuyến bay nội địa kết nối tỉnh Thanh Hóa với: TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Khánh Hòa (Nha Trang), Đà Nẵng, Lâm Đồng (Đà Lạt), Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo), Đắc Lắc (Buôn Ma Thuột), Bình Định (Quy Nhơn), Kiên Giang (Phú Quốc); có các chuyến bay charter quốc tế đến: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan.  Tổng lượt hành khách thông qua cảng hàng không Thọ Xuân đạt khoảng 1,4 triệu lượt hành khách năm 2022.

- Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua địa bàn Thanh Hoá dài 92km với 9 nhà ga, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá và hành khách.

- Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa thông thương với nước CHDCND Lào, liên thông với nhiều nước trong khối ASEAN.

3.2. Hệ thống điện

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 27/27 huyện, thị xã, thành phố, 100% xã, phường, thị trấn đã có lưới điện quốc gia; tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 99,58%. Hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh được cấp điện từ 391,6 km đường dây 220kV, 4 trạm biến áp (TBA) 220kV với tổng công suất 1.625 MVA; 669,74km đường dây 110kV, 25 TBA 110kV với tổng công suất 1.899,3 MVA (trong đó có 8 TBA chuyên dùng với tổng công suất 711,3 MVA); 41 TBA trung gian với tổng công suất 303 MVA; 6.486,02 km đường dây trung áp và 7.313 TBA phân phối với tổng công suất 2.167 MVA; 12.890,1 km đường dây hạ áp.

- Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 31 dự án nguồn điện được bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực của quốc gia và của tỉnh, gồm: 03 dự án nhiệt điện (tổng công suất 2.400 MW), 22 dự án thủy điện (834 MW), 03 dự án điện mặt trời (235 MW), 02 dự án phát điện từ nhiệt dư nhà máy xi măng (34 MW) và 01 dự án điện rác (18 MW). Trong đó, có 14 dự án đã hoàn thành đầu tư và đi vào sản xuất; 07 dự án đang trong quá trình đầu tư; 10 dự án đang rà soát, đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động ảnh hưởng môi trường, xã hội, chưa triển khai thực hiện.

+ Đối với 14 dự án đã hoàn thành đầu tư và đi vào sản xuất: Có tổng công suất 2.437,7 MW, tổng mức đầu tư 4,5 tỷ USD, gồm: 02 nhà máy nhiệt điện (tổng công suất 1.800 MW), 11 nhà máy thủy điện (607,7 MW), 01 nhà máy điện mặt trời (30 MW). Trong đó có một số dự án quan trọng như: nhiệt điện Nghi Sơn 1, nhiệt điện Nghi Sơn 2, thủy điện Trung Sơn, thủy điện Cửa Đạt,...

+ Có 07 dự án đang trong quá trình đầu tư, gồm: Thủy điện Hồi Xuân (102 MW), Nhiệt điện Công Thanh (600 MW), Điện mặt trời Kiên Thọ (45 MW), Điện mặt trời Thanh Hóa I (160 MW), Nhà máy đốt rác phát điện Bỉm Sơn (18 MW), Hệ thống phát điện tận dụng nhiệt dư xi măng Nghi Sơn (20 MW), Hệ thống phát điện tận dụng nhiệt dư xi măng Bỉm Sơn (14 MW).

- Ngoài 31 dự án nguồn điện đã được quy hoạch nêu trên, UBND tỉnh đã có văn bản báo cáo, đề xuất với Chính phủ, Bộ Công Thương bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực thêm 23 dự án nguồn điện, với tổng công suất 23.174 MW, gồm:

+ 03 dự án điện khí LNG với tổng công suất 20.700MW, gồm: Trung tâm Điện khí LNG Nghi Sơn (9.600 MW), Trung tâm điện khí LNG Thanh Hóa (9.600 MW), Chuyển đổi nhiệt điện Công Thanh sang điện khí LNG (1.500 MW).

+ 09 dự dự án điện mặt trời với tổng công suất 561MW, gồm: Đồng Thịnh (44 MW), Cẩm Thủy 1 (48 MW), Yên Định mở rộng (42 MW), Công Chính (50 MW), Yên Lạc (40 MW), Cao Ngọc (40 MW), điện mặt trời Lam Sơn (200 MW), Yên Định 1 (48 MW), Yên Định 2 (49 MW).

+ 05 dự án điện gió với tổng công suất 1.749 MW gồm: Bắc Phương (150 MW), Hải Lâm (49,5 MW), Thanh Phú (49,5 MW) tại thị xã Nghi Sơn; Mường Lát (1000 MW) tại huyện Mường Lát; điện gió Thái Hải Hùng (500 MW) tại vùng biển huyện Quảng Xương.

+ 05 dự án điện sinh khối, điện rác với tổng công suất 152 MW, gồm: Điện sinh khối Như Thanh (10 MW), điện sinh khối Ngọc Lặc (60MW), điện sinh khối Bá Thước (50MW), điện rác Thọ Xuân (12MW), điện rác Nghi Sơn (20 MW).

+ 01 dự án thủy điện với công suất 12 MW: Dự án thủy lợi - thủy điện Tén Tằn.

 http://thongtinquyhoach.thanhhoa.gov.vn/Resource/news/thay-video-o-day00002907still255-16883052195061058236120.jpg

Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2

 3.3. Hệ thống cấp nước

 Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 32 đô thị, số đô thị có hệ thống cấp nước tập trung đã và đang khai thác sử dụng là 27 đô thị; trong đó: 24 đô thị có nhà máy xử lý nước sạch; nguồn cấp nước chủ yếu hiện nay được khai thác từ các nguồn nước mặt và nước ngầm, tương đối ổn định về chất lượng và số lượng. Tỷ lệ dân số đô thị được dùng nước sạch đạt 95%; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95,5%.

Tổng công suất thiết kế của hệ thống cấp nước đô thị tập trung khoảng 279.320 m3/ngày đêm đáp ứng đủ cho sản xuất công nghiệp và sinh hoạt. Một số dự án cấp nước đô thị lớn được thực hiện như: Nhà máy nước sạch tại hồ Quế Sơn của Liên danh Tổng Công ty Đầu tư xây dựng và Thương mại Anh Phát và Công ty TNHH MTV Sông Chu (90.000 m3 nước thô/ngày đêm; 30.000 m3 nước sạch/ngày đêm); nhà máy nước sạch hiện có tại hồ Đồng Chùa của Công ty TNHH Xây dựng và Sản xuất vật liệu xây dựng Bình Minh (90.000 m3/ngày đêm); nhà máy nước Mật Sơn (50.000 m3/ngày đêm); hệ thống cấp nước đô thị Lam Sơn - Sao Vàng (8.400 m3/ngày đêm);…

3.4. Hệ thống bưu chính viễn thông

Hệ thống bưu chính viễn thông của Thanh Hóa đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông tin liên lạc trong tỉnh, trong nước và quốc tế với các phương thức hiện đại như telex, fax, internet.

4. Hạ tầng xã hội

- Y tế: Hệ thống các cơ sở y tế gồm 13 bệnh viện tuyến tỉnh, 25 bệnh viện tuyến huyện, 27 trung tâm y tế huyện, 02 bệnh viện Trung ương, 16 bệnh viện ngoài công lập.

http://thongtinquyhoach.thanhhoa.gov.vn/Resource/news/BV-QT-Hop-Luc-2-2048x1365.jpg

Bệnh viện đa khoa quốc tế Hợp Lực tại KKT Nghi Sơn

- Giáo dục: toàn tỉnh có 05 trường đại học, 11 trường cao đẳng chuyên nghiệp và 66 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gồm: 37 cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc tỉnh quản lý; 21 cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc các cơ quan, đơn vị Trung ương quản lý; 08 doanh nghiệp có hoạt động giáo dục nghề nghiệp; cung cấp lực lượng lao động chất lượng cao cho các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn toàn tỉnh.

http://thongtinquyhoach.thanhhoa.gov.vn/Resource/news/316818259-5726595544101852-8016896644078465546-n-20221130085005-e.jpg

Trường Đại học Hồng Đức

- Nhà ở xã hội, nhà ở cho chuyên gia và công nhân:

+ Nhà ở xã hội: toàn tỉnh đã hoàn thành 06 dự án thuộc địa bàn thành phố Thanh Hóa với tổng diện tích đất xây dựng là 62.119 m2, tương ứng 3.332 căn hộ. Hiện nay, có 10 dự án nhà ở xã hội đang được tiếp tục đầu tư trên địa bàn thành phố Thanh Hóa với diện tích sàn hoàn thành là 310.224 m2, tương ứng khoản 4.742 căn hộ.

+ Nhà ở cho chuyên gia và công nhân: Hiện nay, toàn tỉnh đã đầu tư xong 06 dự án dành cho chuyên gia và công nhân tại các khu công nghiệp với tổng diện tích sàn là 376.113 m2, tương đương 2.694 căn hộ (gồm: nhà ở cho công nhân tại KCN Lễ Môn, khu nhà ở công nhân Công ty Delta huyện Hoằng Hóa, khu cư xá và dịch vụ vận hành - dự án Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1, khu nhà ở của cán bộ công nhân Nhà máy Xi măng Nghi Sơn, khu nhà ở và dịch vụ phục vụ Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, nhà ở xã hội dành cho công nhân tại khu vực phía Đông KCN Lễ Môn).
http://thongtinquyhoach.thanhhoa.gov.vn/Resource/news/viperland%20thanh%20hoa.jpg











Trung tâm thương mại Vincom Thanh Hóa

Các dịch vụ:tài chính, ngân hàng, vận tải, dịch vụ, thương mại, sân golf, khu vui chơi giải trí... bao phủ rộng khắp và đáp ứng kịp thời nhu cầu của các cơ quan, tổ chức và nhân dân của địa phương.

 http://thongtinquyhoach.thanhhoa.gov.vn/Resource/news/side1.jpg

Sân Golf FLC Sầm Sơn

5. Một số kết quả kinh tế - xã hội năm 2022 và giai đoạn 2016 - 2022

Năm 2022, tỉnh Thanh Hóa vẫn đạt được một số kết quả quan trọng như:

- Tăng trưởng GRDP đạt 12,51% đứng thứ 07/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam.

- Quy mô GRDP (theo giá hiện hành) đạt 252.672 tỷ đồng, đứng đầu các tỉnh Bắc Trung Bộ và đứng thứ 8 Việt Nam. GRDP bình quân đầu người ước đạt 67,9 triệu đồng (tương đương 2.924 USD).

- Tính chung cả giai đoạn 2016 - 2022, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân của tỉnh đạt 11,1%, đứng đầu các tỉnh Bắc Trung Bộ và trong nhóm các tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng cao nhất Việt Nam.

- Tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016 - 2022 của tỉnh đạt 864.500 tỷ đồng, đứng đầu các tỉnh Bắc Trung bộ; đứng thứ 3 Việt Nam (sau Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh).

Quy hoạch chung KKT Nghi Sơn

 

 
http://thongtinquyhoach.thanhhoa.gov.vn/Resource/news/Quy-hoach-chung-KKT-Nghi-Son(1).jpg6. Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp trong KKT Nghi Sơn

6.1. Khu kinh tế Nghi Sơn

Khu kinh tế Nghi Sơn được Thủ tướng Chính phủ thành lập năm 2006 là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực; được điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung vào năm 2018, với tổng diện tích 106.000 ha, nằm ở phía Nam tỉnh Thanh Hoá, trên trục cao tốc Bắc - Nam, cách Thủ đô Hà Nội 190km, cách cảng hàng không Thọ Xuân 66 km về phía Tây Bắc, có cảng nước sâu Nghi Sơn, là cầu nối giữa vùng Bắc Bộ với Trung Bộ, Tây Bắc và Nam Bộ với thị trường Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan; được Chính phủ Việt Nam lựa chọn là một trong 08 khu kinh tế ven biển trọng điểm, có chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn nhất Việt Nam, sẵn sàng thu hút các nhà đầu tư hạ tầng và nhà đầu tư sản xuất công nghiệp.

Khu kinh tế Nghi Sơn, được chia thành 55 phân khu (trong đó, có 25 phân khu công nghiệp, diện tích 9.057,9 ha;17 phân khu đô thị, diện tích 6.012,7 ha; 9 phân khu sinh thái, diện tích 6.665,9 ha; 1 phân khu xử lý chất thải rắn diện tích 108,7 ha, 1 phân khu cảng biển, diện tích 714,2 ha, 2 phân khu nghĩa trang, diện tích 100,00 ha)

6.2. Các KCN trong KKT Nghi Sơn

- Đến nay, KKT Nghi Sơn đã chấp thuận chủ trương và đầu tư 04 dự án đầu tư hạ tầng KCN, cơ bản đủ điều kiện thu hút các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh, gồm: KCN số 1 với diện tích 67 ha, KCN số 3 với diện tích 160,31 ha, KCN Luyện Kim với diện tích 480,4ha, KCN Đồng Vàng với diện tích 491,9 ha. Các Khu công nghiệp khác đang kêu gọi nhà đầu tư hạ tầng và sản xuất công nghiệp.

- Các Khu công nghiệp trong KKT Nghi Sơn đã được phê duyệt quy hoạch phân khu, trong đó ngành nghề, lĩnh vực thu hút đầu tư bao gồm: công nghiệp sau lọc hoá dầu, cơ khí, chế tạo, vật liệu xây dựng, cán thép, nhiệt điện, điện khí LNG, công nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo, công nghiệp sạch, công nghiệp phụ trợ…

6.3. Tình hình thu hút đầu tư trong KKT

Tại KKT Nghi Sơn có: 296 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn đăng ký đầu tư là 149.530 tỷ đồng và 24 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký đầu tư là 12.814 triệu USD. Nhiều dự án đầu tư lớn, có tác động lan tỏa, đã hoàn thành và hoạt động thương mại như: Dự án liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn công suất 10 triệu tấn dầu thô/năm, Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn I công suất 600 MW, Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn II công suất 1.200 MW, Nhà máy xi măng Nghi Sơn công suất 4,3 triệu tấn/năm, Nhà máy xi măng Công Thanh công suất 5 triệu tấn/năm, nhà máy luyện cán thép Nghi Sơn số 1 có công suất 1,65 triệu tấn phôi thép/năm, nhà máy luyện cán thép Nghi Sơn số 2 giai đoạn 1 có công suất 1,5 triệu tấn phôi thép/năm, giai đoạn 2 có công suất 1,5 triệu tấn phôi thép/năm và 1,5 triệu tấn thép cán/năm,…; nhiều dự án lớn khác đang được các nhà đầu tư nghiên cứu đầu tư.

http://thongtinquyhoach.thanhhoa.gov.vn/Resource/news/Slider1-min.jpg

Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn

http://thongtinquyhoach.thanhhoa.gov.vn/Resource/news/xm%20nghi%20son.png

Nhà máy Xi măng Nghi Sơn

http://thongtinquyhoach.thanhhoa.gov.vn/Resource/news/Slider2-min_.jpg

Nhà máy thép VAS Nghi Sơn

 

7. Các KCN ngoài KKT Nghi Sơn

http://thongtinquyhoach.thanhhoa.gov.vn/Resource/news/06_QH29_B%e1%ba%a3n%20%c4%91%e1%bb%93%20ph%c6%b0%c6%a1ng%20%c3%a1n%20ph%c3%a1t%20tri%e1%bb%83n%20khu%20kinh%20t%e1%ba%bf%2c%20khu%20c%c3%b4ng%20nghi%e1%bb%87p_2A0_25_12(1).jpg

Ngoài các Khu công nghiệp trong Khu kinh tế Nghi Sơn, toàn tỉnh đã được quy hoạch phát triển 19 Khu công nghiệp với 08 KCN cũ với tổng diện tích 2.035 ha, gồm: KCN Lễ Môn; KCN Đình Hương - Tây Bắc Ga; KCN Hoàng Long; KCN Bỉm Sơn; KCN Lam Sơn - Sao Vàng; KCN Thạch Quảng; KCN Ngọc Lặc và KCN Bãi Trành và 11 khu công nghiệp mới đang lập quy hoạch và thu hút đầu tư với tổng diện tích 2.281,5 ha, gồm: KCN phía Tây thành phố Thanh Hóa, KCN Phú Qúy, KCN Hà Long, KCN Nga Tân, KCN Đa Lộc, KCN Bắc Hoằng Hóa, KCN Giang Quang Thịnh, KCN Tượng Lĩnh, KCN Lưu Lộc, KCN Hà Lĩnh, KCN Phong Ninh.

Đến nay, các KCN ngoài KKT Nghi Sơn đã thu hút được 342 dự án đầu tư trong nước và 43 dự án FDI, tổng vốn đăng ký 20.092 tỷ đồng và 773 triệu USD; hiện nay đã có hơn 300 dự án đi vào hoạt động ổn định.

8. Các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh

http://thongtinquyhoach.thanhhoa.gov.vn/Resource/news/07_QH30_B%e1%ba%a3n%20%c4%91%e1%bb%93%20ph%c6%b0%c6%a1ng%20%c3%a1n%20ph%c3%a1t%20tri%e1%bb%83n%20c%e1%bb%a5m%20c%c3%b4ng%20nghi%e1%bb%87p_2A0_10_02_2023(1).jpg

Trên địa bàn tỉnh đã có quy hoạch phát triển 91 cụm công nghiệp, với tổng diện tích 3.382,66ha, trong đó, có 25 cụm công nghiệp đã cơ bản hoàn thành hạ tầng hoặc đang thực hiện đầu tư, gồm 13 cụm công nghiệp đủ điều kiện cho nhà đầu tư thứ cấp thuê đất trong giai đoạn 2022-2023 và 12 cụm công nghiệp đủ điều kiện thuê đất trong năm 2024, giá thuê đất đã có hạ tầng dao động từ 30-75USD/m2/50 năm.

Đến năm 2030, toàn tỉnh có 115 cụm công nghiệp với tổng diện tích 5.267,5 ha. Giai đoạn sau năm 2030, có 126 cụm công nghiệp với tổng diện tích 5,893,65 ha.

9. Một số nội dung chủ yếu của Quy hoạch tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045

* Mục tiêu phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030

- Mục tiêu tổng quát: Phấn đấu đưa Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn của khu vực và cả nước về công nghiệp nặng, công nghiệp năng lượng, chế biến, chế tạo; nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu, văn hóa và thể thao. Đến năm 2025, Thanh Hóa trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới, có nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước; quốc phòng, an ninh đảm bảo vững chắc; giữ vững ổn định trật tự an toàn xã hội.

- Mục tiêu cụ thể: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2021 - 2030 đạt 10,1% trở lên. Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP: Đến năm 2030: Nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 5,1%; công nghiệp - xây dựng chiếm 57%; dịch vụ chiếm 33,3%; thuế sản phẩm chiếm 4,6%.

+ GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt khoảng 4.200 USD trở lên; năm 2030 đạt 7.850 USD trở lên.

+ Tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021 - 2025 đạt 750.000 tỷ đồng trở lên; giai đoạn 2026 - 2030 đạt 900.000 tỷ đồng trở lên.

+ Sản lượng lương thực bình quân hằng năm ổn định ở mức 1,5 triệu tấn.

+ Giá trị xuất khẩu đến năm 2025 đạt 8 tỷ USD và đạt 15 tỷ USD năm 2030.

+ Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 đạt 50% trở lên.

+ Đến năm 2025, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 88%; đến năm 2030, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 100%.

+ Năng suất lao động tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2021 - 2025 đạt trên 9,6%; giai đoạn 2026 - 2030 đạt trên 8,1%/năm.

+ Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2021 - 2025 đạt 40%; giai đoạn 2026 - 2030 đạt 45%.

Để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Tỉnh Thanh Hóa lựa chọn định hướng không gian, lãnh thổ và phát triển các ngành, lĩnh vực:

4 trung tâm kinh tế động lực: (1) Thành phố Thanh Hóa - thành phố Sầm Sơn; (2) Khu Kinh tế Nghi Sơn; (3) Bỉm Sơn - Thạch Thành; (4) Lam Sơn - Sao Vàng.

http://thongtinquyhoach.thanhhoa.gov.vn/Resource/news/4%20trung%20t%C3%A2m%20kinh%20t%E1%BA%BF%20%C4%91%E1%BB%99ng%20l%E1%BB%B1c.jpg

 

3 trụ cột tăng trưởng

http://thongtinquyhoach.thanhhoa.gov.vn/Resource/news/Untitled-1(2).jpg

 

6 hành lang kinh tế: (1) Hành lang kinh tế ven biển; (2) Hành lang kinh tế Bắc Nam; (3) Hành lang kinh tế đường Hồ Chí Minh; (4) Hành lang kinh tế Đông Bắc; (5) Hành lang kinh tế trung tâm; (6) Hành lang kinh tế quốc tế.

5 vùng liên huyện: (1) Vùng liên huyện trung tâm; (2) Vùng đồng bằng trung tâm; (3) Vùng liên huyện phía Bắc; (4) Vùng liên huyện phía Nam gắn với Khu kinh tế Nghi Sơn; (5) Vùng liên huyện khu vực miền núi.

 

http://thongtinquyhoach.thanhhoa.gov.vn/Resource/news/5%20v%C3%B9ng%20li%C3%AAn%20huy%E1%BB%87n%2C%206%20h%C3%A0nh%20lang.jpg

II. ĐẦU TƯ

1. Lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư

- Công nghiệp chế biến, chế tạo: Ưu tiên thu hút đầu tư vào các nhóm ngành trọng điểm sau:

+ Các sản phẩm sau lọc hóa dầu, hóa chất, nhựa.

+ Sản xuất điện khí tự nhiên hóa lỏng, năng lượng tái tạo; sản xuất xăng dầu.

+ Sản xuất linh kiện điện tử, viễn thông; chế tạo máy, lắp ráp và sản xuất phụ kiện công nghiệp.

+ Dệt may; giày da; chế biến nông, lâm, thủy sản...

- Du lịch: Tập trung thu hút đầu tư các dự án phát triển các loại hình du lịch sau:

+ Du lịch biển.

+ Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

+ Du lịch văn hóa, tâm linh và khám phá thiên nhiên.

- Y tế: Ưu tiên thu hút các dự án thuộc nhóm, ngành sau:

+ Sản xuất thiết bị y tế và sản xuất dược phẩm.

+ Sản xuất nguyên liệu đông dược và dược liệu tổng hợp.

+ Đầu tư các cơ sở y tế với trang thiết bị hiện đại, chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, giá cả hợp lý, gắn với du lịch nghỉ dưỡng.

- Nông nghiệp: Tập trung thu hút các dự án phát triển sản phẩm nông nghiệp theo hướng sản xuất tập trung theo vùng, quy mô lớn, sản xuất và chế biến theo chuỗi tuần hoàn, khép kín; ứng dụng các khoa học công nghệ hiện đại vào trong nông nghiệp.

- Phát triển hạ tầng: Thu hút đầu tư các dự án:

+ Đầu tư và kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu R&D, nông nghiệp công nghệ cao.

+ Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, cấp nước, xử lý chất thải theo phương thức đối tác công tư (PPP).

+ Đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung trong Khu kinh tế Nghi Sơn.

2. Chính sách ưu đãi đầu tư

Các nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư tại Tỉnh Thanh Hóa được áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo nguyên tắc nhà đầu tư được hưởng mức ưu đãi cao nhất về quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ ở mức thấp nhất trong khung quy định, cụ thể:

Chính sách ưu đãi của Chính phủ:

- Được hưởng ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo ngành nghề và địa bàn đầu tư quy định tại Phụ lục II (Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư), Phụ lục III (Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư) ban hành kèm theo Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, các chính sách hỗ trợ về đất đai theo quy định của Luật Đất đai, các chính sách hỗ trợ về thuế theo quy định của Luật Thuế...

- Trong quá trình triển khai thực hiện, các ưu đãi đầu tư của dự án sẽ được tỉnh Thanh Hóa xem xét, xác định cụ thể mức hỗ trợ sau khi phương án đầu tư dự án được nhà đầu tư xây dựng hoàn chỉnh và được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Các cơ chế, chính sách ưu đãi của tỉnh Thanh Hóa: Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đang áp dụng một số cơ, chế chính sách hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh do HĐND tỉnh ban hành, cụ thể như sau:

(1) Chính sách hỗ trợ xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2020 - 2025 (Nghị quyết số 236/2019/NQ-HĐND ngày 12/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh).

(2) Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bằng container qua Cảng Nghi Sơn (Nghị quyết số 338/2020/NQ-HĐND ngày 06/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh).

(3) Cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển cây gai xanh làm nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2023 (Nghị quyết số 385/2021/NQ-HĐND ngày 26/4/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh).

(4) Chính sách xã hội hóa giáo dục mầm non tỉnh Thanh Hóa đến năm 2033 (Nghị quyết số 386/2021/NQ-HĐND ngày 26/4/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh).

(5) Chính sách khuyến khích phát triển khoa học và công nghệ trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 – 2025 (Nghị quyết số 20/2021/NQ-HĐND ngày 17/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh).

(6) Chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022 - 2026 (Nghị quyết số 121/2021/NQ-HĐND ngày 11/10/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh).

(7) Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 - 2025 (Nghị quyết số 185/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh).

(8) Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022 - 2026 (Nghị quyết số 214/2022/NQ-HĐND ngày 13/4/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh).

(9) Chính sách hỗ trợ các phương tiện vận tải biển quốc tế và nội địa; hỗ trợ doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bằng conterner qua Cảng Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Nghị quyết số 248/2022/NQ-HĐND ngày 13/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh).

(10) Một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Sầm Sơn, huyện Thọ Xuân và thành phố Thanh Hóa (Nghị quyết số 298/2022/NQ-HĐND, số 299/2022/NQ-HĐND, số 303/2022/NQ-HĐND ngày 13/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh).

3. Tình hình thu hút đầu tư

Đến hết ngày 31/12/2022, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 2098 dự án đầu tư trực tiếp trong nước, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 1,039,154 tỷ đồng và 141 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 14,415 tỷ USD. Trong số các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, có 69 dự án đầu tư trong Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp, với số vốn đầu tư đăng ký khoảng 13,394 tỷ USD và 72 dự án đầu tư ngoài Khu kinh tế Nghi Sơn, các Khu công nghiệp, với số vốn đầu tư đăng ký khoảng 1,021 tỷ USD.

III. THƯƠNG MẠI

1. Sản phẩm công nghiệp chủ lực

Sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh gồm:

+ Các sản phẩm lọc hóa dầu của Nhà máy Lọc Hóa dầu Nghi Sơn (xăng, dầu diesel, khí hóa lỏng, Polypropylen, Paraxilene, Benzen) với công suất 10 triệu tấn dầu thô/năm (gần 8 triệu m3 xăng dầu/năm)

+ Thép cán tổng sản lượng hơn 2 triệu tấn/năm; trong đó: Công ty CP Tập đoàn VAS Nghi Sơn có nhà máy luyện cán thép Nghi Sơn số 1 có công suất 1,65 triệu tấn phôi thép/năm, nhà máy luyện cán thép Nghi Sơn số 2 giai đoạn 1 có công suất 1,5 triệu tấn phôi thép/năm, giai đoạn 2 có công suất 1,5 triệu tấn phôi thép/năm và 1,5 triệu tấn thép cán/năm.

+ Xi măng tổng sản lượng khoảng 20 triệu tấn/năm, trong đó: Nhà máy xi măng Bỉm Sơn với công suất 3,8 triệu tấn xi măng/năm, Nhà máy xi măng Nghi Sơn với công suất 4.3 triệu tấn/năm, Nhà máy xi măng Công Thanh với công suất 5 triệu tấn/năm, Nhà máy xi măng Long Sơn với công suất 10,5 triệu tấn/năm, Nhà máy xi măng Đại Dương 4 triệu tấn xi măng/năm.

+ Dầu ăn tổng sản lượng gần 190 nghìn tấn/năm; trong đó: nhà máy tinh chế sản xuất dầu ăn và các sản phẩm chiết xuất từ dầu ăn tại KKT Nghi Sơn có công suất 1,500 tấn/ngày)

+ Dệt may, giày dép: trên địa bàn tỉnh hiện có 190 doanh nghiệp may mặc đạt sản lượng 47,7 triệu sản phẩm, và 34 doanh nghiệp giày da đạt sản lượng 16,7 triệu đôi.

+ Các sản phẩm khác: đường (2 nhà máy đường Lam Sơn và Việt - Đài có sản lượng hàng năm khoảng 100,000 tấn), bia (nhà máy bia Thanh Hóa có tổng công suất khai thác đạt 40 triệu lít/năm), điện thương phẩm (Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn I công suất 600 MW, Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn II công suất 1.200 MW, sản lượng điện sản xuất đạt từ 7-8 tỷ kWh/năm), vật liệu xây dựng…

- Thị trường xuất khẩu lớn, quan trọng của tỉnh Thanh Hóa là EU, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2022 đạt khoảng 14,8 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt hơn 5,5 tỷ USD, nhập khẩu đạt gần 9,3 tỷ USD. Nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo vẫn là điểm sáng trong xuất khẩu của tỉnh. Đây cũng là nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị xuất khẩu toàn tỉnh. Riêng lĩnh vực dệt may, giày dép, kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 60% tổng giá trị xuất khẩu toàn tỉnh hiện có trên 50% doanh nghiệp trong lĩnh vực này có sản lượng xuất khẩu tăng từ 20 đến 25%.

2. Sản phẩm OCOP

Đến tháng 9 năm 2022, Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay tỉnh Thanh Hóa đã có 401 sản phẩm OCOP được công nhận, trong đó có: 01 sản phẩm 5 sao cấp Trung ương; 56 sản phẩm OCOP 4 sao và 344 sản phẩm 3 sao cấp tỉnh

2.1. Phân chia theo vùng miền:

- Các huyện đồng bằng ven biển (gồm: TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, TX Bỉm Sơn, TX Nghi Sơn, Hoằng Hóa, Nga Sơn, Hậu Lộc, Quảng Xương): 115 sản phẩm (86 sản phẩm 3 sao, 28 sản phẩm 4 sao, 1 sản phẩm 5 sao). Một số sản phẩm tiêu biểu: mắm tôm, mắm tép Lê Gia (Hoằng Hóa), nem chua bà Lan (TP. Thanh Hóa), sản phẩm từ cói của Công ty TNHH Việt Trang (Nga Sơn)

- Các huyện đồng bằng trung du (gồm: Yên Định, Đông Sơn, Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Nông Cống, Vĩnh Lộc, Hà Trung, Triệu Sơn): 109 sản phẩm (81 sản phẩm 3 sao, 28 sản phẩm 4 sao). Một số sản phẩm tiêu biểu: dưa lê kim hoàng hậu (Triệu Sơn), sản phẩm Sâm báo Triso (Triệu Sơn), ghế tre thư giãn cao cấp (Hà Trung), sản phẩm dứa đóng hộp, ngô ngọt đóng hộp (Nông Cống),…

- Các huyện miền núi (gồm: Thạch Thành, Như Thanh, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Quan Hóa, Quan Sơn, Như Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Mường Lát): 68 sản phẩm (67 sản phẩm 3 sao, 1 sản phẩm 4 sao). Một số sản phẩm tiêu biểu: Ổi lê Thành Tâm (Thạch Thành), thanh long ruột đỏ Xuân Du (Như Thanh), bánh gai, nem nướng (Thọ Xuân),…

2.2. Phân chia theo loại sản phẩm:

- Thực phẩm: 219 sản phẩm (187 sản phẩm 3 sao; 31 sản phẩm 4 sao, 1 sản phẩm 5 sao). Một số sản phẩm tiêu biểu: đông trùng hạ thảo ký chủ nhộng tằm (4 sao), nước mắm cốt Tĩnh Gia (4 sao), bưởi Luận Văn (4 sao), gạo nếp hạt cau (04 sao),…

- Đồ uống: 15 sản phẩm (15 sản phẩm 3 sao). Một số sản phẩm tiêu biểu: Rượu Chi Nê, Rượu đông trùng hạ thảo, rượu sim rừng,…

- Thủ công mỹ nghệ, trang trí: 39 sản phẩm (17 sản phẩm 3 sao; 22 sản phẩm 4 sao). Một số sản phẩm tiêu biểu: Trống đồng Toàn Linh (4 sao), chiếu cói dệt tay thủ công (3 sao), Bộ sản phẩm: Tranh Đá Tứ Quý và Tranh đá Cá chép chơi trăng Hải Quân (4 sao),…

- Thảo dược: 19 sản phẩm (16 sản phẩm 3 sao; 3 sản phẩm 4 sao). Một số sản phẩm tiêu biểu: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe TODIKA (4 sao), nấm Linh chi Hoàng Hậu (03 sao), tinh dầu quế (03 sao),…

http://thongtinquyhoach.thanhhoa.gov.vn/Resource/news/61174849_299424230933448_9105132987355234304_n.jpg

Bánh gai Tứ Trụ

http://thongtinquyhoach.thanhhoa.gov.vn/Resource/news/LAL8873-scaled.jpg

Nem chua Thanh Hóa

 IV. DU LỊCH

Cơ sở lưu trú du lịch: Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có gần 1.000 cơ sở lưu trú du lịch, với khoảng 45.000 phòng. Trong đó, có 208 khách sạn được xếp hạng 1-5 sao với 16.100 phòng; 350 căn hộ, biệt thự du lịch; 192 homestay với sức chứa trên 6.000 người.

Thanh Hóa có tiềm năng thế mạnh phát triển du lịch, tập trung trong 03 loại hình du lịch chính: du lịch văn hóa tâm linh, du lịch biển và du lịch sinh thái.

Du lịch biển

Thanh Hóa có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đặc trưng, với 102 km bờ biển, nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng như Hải Tiến, Sầm Sơn, Tiên Trang, Hải Hòa, Bãi Đông và hệ thống núi, rừng, sông, hồ, hang động hùng vĩ, cảnh quan nên thơ.

http://thongtinquyhoach.thanhhoa.gov.vn/Resource/news/Du-Lich-Thanh-Hoa-2.jpg

Bãi biển Sầm Sơn

http://thongtinquyhoach.thanhhoa.gov.vn/Resource/news/kinh-nghiem-du-lich-hai-tien-bai-bien-dep-noi-tieng-thanh-hoa-202112301444567726.jpg

Biển Hải Tiến

Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng

Với lợi thế về “điểm đến xanh," “tuyến du lịch xanh” an toàn, hấp dẫn, nhiều khu du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng ở các huyện miền núi Thanh Hóa như Thác Mây (huyện Thạch Thành), khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (huyện Bá Thước), vườn quốc gia Bến En (huyện Như Thanh), suối cá thần Cẩm Lương (huyện Cẩm Thủy), Bản Mạ (huyện Thường Xuân), bản Hang (huyện Quan Hóa)... đang trở thành điểm thu hút lượng lớn du khách trong nước và quốc tế.

 

http://thongtinquyhoach.thanhhoa.gov.vn/Resource/news/Du-Lich-Thanh-Hoa-4.jpg

Vườn quốc gia Bến En

http://thongtinquyhoach.thanhhoa.gov.vn/Resource/news/Du-Lich-Thanh-Hoa-17.jpg

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

Một số quần thể du lịch trọng điểm như: quần thể khu du lịch nghỉ dưỡng và sân golf FLC, khu du lịch sinh thái biển Tiến Thanh, dự án quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội Thành phố Sầm Sơn (Sầm Sơn); khu đô thị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp Bến En (huyện Như Thanh); khu đô thị nghỉ dưỡng khoáng nóng tại xã Quảng Yên (huyện Quảng Xương); khu phức hợp khách sạn, trung tâm thương mại tại xã Quảng Nham (huyện Quảng Xương); dự án Flamingo Linh Trường, xã Hoằng Trường (huyện Hoằng Hóa)...

 

http://thongtinquyhoach.thanhhoa.gov.vn/Resource/news/fls%20s%e1%ba%a7m%20s%c6%a1n.jpg

Quần thể FLC Sầm Sơn

http://thongtinquyhoach.thanhhoa.gov.vn/Resource/news/sun-beauty-onsen-quang-yen-thanh-hoa-biet-thu-shophouse-1202-1024x576.jpeg

Dự án Sun Beauty Osen Quảng Yên

http://thongtinquyhoach.thanhhoa.gov.vn/Resource/news/4-quang-truong-bien-sun-grand-boulevard-1679453015866955950396-1679475378915-1679475378992175489769.jpg

Quảng trường biển Sầm Sơn

Du lịch văn hóa tâm linh

Thanh Hóa hiện có tới trên 1.500 di tích lịch sử, văn hóa với nhiều loại hình khác nhau, nhiều di tích lịch sử, văn hóa đặc sắc, ghi đậm dấu ấn lịch sử của các thời đại, trong đó có 851 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng, gồm: 1 di sản văn hóa thế giới, 5 di tích quốc gia đặc biệt, 139 di tích quốc gia, còn lại là di tích cấp tỉnh. Điển hình như, Khu Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, khu Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, quần thể di tích quốc gia đặc biệt đền Bà Triệu, đền thờ Lê Hoàn, đền Độc Cước, di tích Núi Đọ, Đông Sơn, khu di tích lịch sử Hàm Rồng,…

 

http://thongtinquyhoach.thanhhoa.gov.vn/Resource/news/Du-Lich-Thanh-Hoa-7.jpg

Khu Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh

http://thongtinquyhoach.thanhhoa.gov.vn/Resource/news/b%c3%ada%20sau.jpg

Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ

http://thongtinquyhoach.thanhhoa.gov.vn/Resource/news/Du-Lich-Thanh-Hoa-12.jpg

Làng cổ Đông Sơn

 Bên cạnh đó, hạ tầng du lịch tỉnh Thanh Hóa đang từng bước được hoàn thiện. Toàn tỉnh hiện có 55 quy hoạch các khu, điểm du lịch, trong đó có 45 quy hoạch đã được phê duyệt, 10 quy hoạch đang hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để trình cấp có thẩm quyền. Công tác thu hút đầu tư hạ tầng du lịch được đẩy mạnh; toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có trên 80 dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng du lịch đang triển khai, tổng vốn đăng ký 145.500 tỷ đồng.

Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Thanh Hóa

 

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
3844995