Dự án số 23: DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHẾ BIẾN SẢN PHẨM TỪ TRE LUỒNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU

Đăng lúc: 10:42:03 23/06/2022 (GMT+7)

 

1. TÊN DỰ ÁN

Dự án đầu tư chế biến sản phẩm từ tre luồng gắn với phát triển vùng nguyên liệu.

2. MÃ SỐ

23

3. CƠ QUAN ĐẦU MỐI LIÊN HỆ

3.1. Thông tin cơ quan đầu mối liên hệ:

- Tên cơ quan: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa.

- Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hóa.

- Người đại diện: Ông Cao Văn Cường - Chức vụ: Giám đốc.

- Điện thoại: +2373851.118 - Fax: +2373850281

- Website: http://snnptnt.thanhhoa.gov.vn/  

3.2. Lĩnh vực hoạt động/ chức năng nhiệm vụ: Quản lý nhà nước.

3.3. Liên hệ tìm hiểu dự án:

- Người liên hệ: Ông Cao Văn Cường - Chức vụ: Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.

3.4. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Thanh Hóa

- Người liên  hệ: Nguyễn Văn Dũng    - Chức vụ: Phó Trưởng phòng Xúc tiến, Tư vấn và Hỗ trợ 1

- Điện thoại: 0972.645.578

4. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN

- Hình thành chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ lâm sản, tạo ra chuỗi giá trị sản phẩm bền vững, vùng nguyên liệu ổn định và giải quyết đầu ra cho sản phẩm.

- Tạo công ăn việc làm ổn định cho nhân dân trong khu vực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng tại địa phương.

- Đầu tư phát triển năng lực chế biến tre luồng theo hướng ưu tiên sử dụng công nghệ tiên tiến theo hướng sản xuất sạch, sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh phù hợp nhu cầu thị trường, có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao.

5. TÌNH TRẠNG

DỰ ÁN

Đang kêu gọi đầu tư

6. HÌNH THỨC

ĐẦU TƯ

Đầu tư trong nước/nước ngoài

7. QUY MÔ ĐẦU TƯ

 

7.1. Vốn đầu tư dự kiến

20 triệu USD

7.2. Diện tích đất sử dụng

- 10 ha (xây dựng nhà máy)

- 10.000 ha (Vùng nguyên liệu)

7.3. Nhu cầu về điện

Theo nhu cầu và dự án của nhà đầu tư

7.4. Nhu cầu về nước

Theo nhu cầu và dự án của nhà đầu tư

7.5. Nhu cầu về lao động

Theo nhu cầu và dự án của nhà đầu tư

8. CHI PHÍ ĐẦU TƯ

8.1. Chi phí trước đầu tư

Theo nhu cầu và dự án của nhà đầu tư

8.2. Chi phí đất đai

Theo nhu cầu và dự án của nhà đầu tư

8.3. Chi phí xây dựng

Theo nhu cầu và dự án của nhà đầu tư

8.4. Máy móc thiết bị

Theo nhu cầu và dự án của nhà đầu tư

8.5. Chi phí khác

Theo nhu cầu và dự án của nhà đầu tư

8.6. Vốn lưu động

Theo nhu cầu và dự án của nhà đầu tư

9. THỜI HẠN DỰ ÁN (Kế hoạch/ Tiến độ thực hiện)

9.1. Thời gian đầu tư xây dựng (năm)

Theo nhu cầu và dự án của nhà đầu tư

9.2. Thời gian dự kiến đi vào hoạt động

Theo nhu cầu và dự án của nhà đầu tư

10. MONG MUỐN TÌM KIẾM ĐỐI TÁC

Mỹ, EU, Hàn quốc, Nhật Bản ...

11. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA PHƯƠNG

11.1. Vị trí địa lý: Thanh Hóa nằm ở vĩ tuyến 19°18' Bắc đến 20°40' Bắc, kinh tuyến 104°22' Đông đến 106°05' Đông. Phía bắc và tây bắc giáp ba tỉnh: Hòa Bình, Ninh Bình, Sơn La; phía nam và tây nam giáp tỉnh Nghệ An; phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn nước Lào với đường biên giới 192 km; phía đông Thanh Hóa mở ra phần giữa của Vịnh Bắc Bộ thuộc Biển Đông với bờ biển dài hơn 102 km.

11.2. Điều kiện tự nhiên, khí hậu: Thanh Hoá có địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3 vùng rõ rệt: Vùng núi và Trung du, Vùng đồng bằng, Vùng ven biển.

Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt. Đặc điểm khí hậu thời tiết với lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

11.3. Dân số: 3.716,4 nghìn người

11.4. Đơn vị hành chính: 27 huyện, thị xã, thành phố

11.5. Tình hình giáo dục, phúc lợi y tế:

-Cùng với cả nước, giáo dục phổ thông tương đương với nhóm các nước phát triển (OECD), trong tốp 40; giáo dục đại học nằm trong tốp 70, đào tạo nghề ở vị trí khoảng 90.

- Có mạng lưới y tế với chất lượng khám chữa bệnh tương đối tốt

12. TÌNH HÌNH KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG

- Tốc độ tăng trưởng (GRDP): 8,85%

- GDP bình quân đầu người (USD): 58,1 triệu đồng/năm, tương đương với 2.471 đô la Mỹ/năm.

- Tốc độ tăng trưởng công nghiệp - xây dựng (%): 15,66%

- Cơ cấu kinh tế theo ngành (%): Cơ cấu kinh tế năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng 16,07%; ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 46,64%, các ngành dịch vụ chiếm 30,82%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 6,47%.

13. HẠ TẦNG GIAO THÔNG, KẾT NỐI LOGISTICS

13.1. Đường bộ: 2.639,69 km (mật độ đạt trên 23 km/100 km2)

13.2. Đường hàng không: có cảng hàng không Thọ Xuân, phục vụ máy bay tầm trung.

13.3. Đường biển:Có 2 Cảng biển, Cảng Nghi Sơn gồm 19 bến là cảng nước sâu lớn nhất khu vực Bắc Trung Bộ; Cảng Lễ Môn là Cảng tổng hợp, có 6 bến.

13.4. Đường sắt: 103,2 km, đi qua 8 huyện, thị và có 10 ga, trong đó 02 ga chính (TP. Thanh Hóa, Bỉm Sơn) và 08 ga phụ.

14. NGUỒN LAO ĐỘNG

14.1. Số lượng lao động: Số lượng người trong độ tuổi lao động trên tổng dân số của tỉnh 2.255.9 nghìn người/ 3.716,4 nghìn người

14.2. Trình độ lao động: Năm 2020, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 70%, trong đó lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 27,6%.

14.3. Cơ sở đào tạo hiện có: 05 cơ sở giáo dục đại học và 88 cơ sở đào tạo nghề nghiệp (gồm: 12 trường cao đẳng, 17 trường trung cấp nghề, 31 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, 28 cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp)

14.4. Chi phí lao động

- Lương tối thiểu: Tại TP. Thanh Hóa, TP. Sầm Sơn, TX. Bỉm Sơn, các huyện Tĩnh Gia, Đông Sơn, Quảng Xương là 3.430 nghìn đồng/tháng; tại các huyện khác 3.070 nghìn đồng/tháng.

- Lương bình quân (USD/tháng): 5.262,3 triệu đồng/tháng, tương đương 230 USD/tháng (Số niên giám thống kê 2020)

+ Quản lý: 15-30 triệu đồng/ tháng

+ Kỹ thuật viên, kỹ sư: 8,5– 30 triệu đồng/ tháng

+ Nhân viên văn phòng: 5 – 8 triệu/ tháng

+ Lao động có tay nghề: 8 triệu – 12 triệu/tháng

+ Lao động không chuyên: 5 – 8 triệu/ tháng

15. THÔNG TIN VỀ ĐỊA ĐIỂM DỰ ÁN

 

15.1. Vị trí

- Vị trí trong tỉnh: Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp huyện miền núi (cụ thể tùy thuộc nhu cầu của Nhà đầu tư).

- Vị trí trong vùng/ khu vực:

- Khoảng cách địa điểm dự án tới sân bay, bến cảng, đường cao tốc, quốc lộ...: 50-150km đến sân bay, cảng (tùy thuộc vào nhu cầu đặt vị trí Nhà máy của Nhà đầu tư).

- Bản đồ vị trí dự án:

15.2. Hiện trạng hạ tầng

- Loại đất: Đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp và đất quy hoạch cho phát triển rừng sản xuất.

- Tình trạng giải phóng mặt bằng: Đảm bảo mặt bằng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp để đầu tư xây dựng Nhà máy.

15.3. Điện

- Tình hình cung cấp điện: Ổn định

- Giá điện: Theo giá thị trường

15.4. Nước

- Tình hình cung cấp nước: Ổn định

- Giá nước: Theo giá thị trường

15.5. Hệ thống xử lý chất thải/nước thải

- Hiện trạng: Đồng bộ

- Chi phí xử lý: Theo giá thị trường

15.6. Thông tin liên lạc

- Các dịch vụ hiện có: Đầy đủ các loại hình dịch vụ

- Giá dịch vụ: Theo giá thị trường

15.7. Giao thông

 

- Phương tiện giao thông chủ yếu: Các loại xe cơ giới.

- Chi phí đi lại/ vận tải hàng hoá: Theo giá thị trường

15.8. Nhân lực

- Khả năng cung ứng lao động: Nguồn lao động tại địa phương dồi dào, đủ khả năng cung ứng.

- Chi phí về lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...

16. CHÍNH SÁCH, ĐIỀU KIỆN ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI DỰ ÁN

- Về đất đai: Theo quy định của pháp luật.

- Thuế nhập khẩu: Theo quy định của pháp luật.

- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Theo quy định của pháp luật.

- Các điều kiện/ Ưu đãi khác: Theo quy định của pháp luật.

17. CƠ CẤU SẢN PHẨM VÀ NGUYÊN LIỆU

17.1. Cơ cấu sản phẩm

- Chủng loại: Gỗ tre ép khối, ván tre ép thanh ...

- Số lượng: 30.000 m3 tre ép/năm

(600 tấn nguyên liệu sản xuất được 100 nghìn m3 tre ép; 160 tấn nguyên liệu sản xuất ra khoảng 26,66 nghìn m3 tre ép/năm)

17.2. Nguyên liệu

 

- Trong nước:160 tấn tre luồng/năm

- Nhập khẩu:

18. DỰ KIẾN LỢI NHUẬN VÀ THỜI GIAN THU HỒI VỐN

- Giá trị hiện tại thuần: Theo dự án của nhà đầu tư.

- Tỷ lệ sinh lãi: Theo dự án của nhà đầu tư.

- Tỷ lệ thu hồi vốn (IRR): Theo dự án của nhà đầu tư.

- Thời gian thu hồi vốn: Theo dự án của nhà đầu tư.

- Thời gian hoàn trả vốn vay: Theo dự án của nhà đầu tư.

19. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG

 

- Tổng quan thị trường đối với sản phẩm/ dịch vụ: Nhu cầu về tre ép khối đang tăng, đặc biệt ở các thị trường phát triển như châu Âu và Bắc Mỹ, để làm các sản phẩm từ ván xây dựng, ván sàn cho đến các loại khung cửa, cầu thang, sản phẩm nội thất và đồ gia dụng.

- Nhu cầu/ Sự cần thiết đầu tư: Việc đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến Tre luồng gắn với vùng nguyên liệu sẽ giúp tận dụng nguồn nguyên liệu tre luồng trong tỉnh, gia tăng giá trị sản phẩm từ Tre luồng, mở rộng thị trường tiêu thụ; cùng với đó hình thành chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ lâm sản, tạo ra chuỗi giá trị sản phẩm bền vững, vùng nguyên liệu ổn định và giải quyết đầu ra cho sản phẩm.

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm/ dịch vụ: Trong nước và quốc tế.

- Hiệu quả xã hội của dự án: Giải quyết việc làm cho người lao động địa phương, đảm bảo thu nhập cho người làm nghề rừng.

20. THỦ TỤC ĐẦU TƯ, XÂY DỰNG

VÀ TRIỂN KHAI DỰ ÁN

20.1. Cơ quan cấp phép, loại giấy phép:

Ban Quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN/Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp dự án do nhà đầu tư nước ngoài đăng ký

20.2. Hồ sơ dự án, số lượng bộ hồ sơ:

04 bộ hồ sơ

20.3. Cơ quan tiếp nhận Hồ sơ:

Bộ phận một cửa của Ban Quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN/Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Thanh Hóa

20.4. Thời hạn xem xét Hồ sơ cấp phép

Theo quy định của Luật đầu tư.

 

 

 

  
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
3844995