Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng

Đăng lúc: 15:59:13 24/03/2016 (GMT+7)

Quyết định số 1285/QĐ-UBND ngày 14/4/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng

Tải quy hoạch      
       Là khu vực có nhiều tiềm năng, lợi thế về: tài nguyên rừng, đất đai, khoáng sản, du lịch hết sức đa dạng, phong phú và to lớn; có nguồn nhân lực dồi dào; có nền văn hóa lâu đời và truyền thống lao động cần cù.

       Là một trong 4 cụm kinh tế động lực của tỉnh Thanh Hóa, với định hướng xây dựng và phát triển các ngành Công nghiệp và Nông nghiệp sạch, công nghệ và chất lượng cao, kết hợp với phát triển Đô thị dịch vụ - du lịch văn hóa tâm linh, sinh thái và phát triển bền vững.

      Chính vì vậy tỉnh Thanh Hóa đã thống nhất chủ trương phát triển khu vực Lam Sơn – Sao Vàng thành một “Tổ hợp Đô thị Công - Nông nghiệp công nghệ cao - Du lịch” làm động lực cho phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là  khu vực miền Tây Thanh Hóa.

        Tổ hợp Đô thị Công - Nông nghiệp công nghệ cao - Du lịch Lam Sơn - Sao Vàng được hình thành từ ý tưởng tổng hợp 4 yếu tố là:

                                + Khu công nghiệp sạch sử dụng công nghệ cao;

                                + Khu Nông nghiệp công nghệ cao;

                                + Khu du lịch bảo tồn Văn hóa lịch sử và sinh thái Lam Kinh

                                + Kết hợp với đô thị Lam Sơn - Sao Vàng  tạo thành một tổ hợp kinh tế động lực phát triển bền vững.

         Tại đây sẽ kêu gọi các nhà đầu tư cùng thực hiện ý tưởng nhằm phát triển Lam Sơn – Sao Vàng trở thành một đô thị thông minh, năng động; khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao gắn với chuyển giao, sản xuất thân thiện với môi trườngmột trung tâm thương mại, dịch vụ và du lịch của tỉnh Thanh Hóa.

          I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CỦA KCN LAM SƠN -SAO VÀNG:

          1.Tiềm năng và vị trí địa lý: 

          Khu đất quy hoạch Khu công nghiệp Lam Sơn – Sao Vàng nằm dọc đường Hồ Chí Minh, cách thành phố Thanh Hóa khoảng 40 km theo Quốc lộ 47, giáp với 2 thị trấn: Thị trấn Lam Sơn và thị trấn Sao Vàng. 

          - Phía Bắc giáp ranh giới quy hoạch khu đô thị Lam Sơn- Sao Vàng.

          - Phía Nam giáp hồ Cửa Trát, cách QL47 kéo dài khoảng 1,8 km.

          - Phía Đông giáp đường Cảng hàng không Thọ Xuân đi Nghi Sơn dự kiến.

          - Phía Tây giáp đường Hồ Chí Minh (xã Xuân Phú, Xuân Bái).

Diện tích khu vực quy hoạch khu Công nghiệp Lam Sơn – Sao Vàng khoảng 1975ha, thuộc địa giới các xã Xuân Phú, Xuân Thắng, Thọ Lâm, Thọ Xương huyện Thọ Xuân, và xã Thọ Sơn huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hóa.

          2. Khí hậu:

         Khu vực Lam Sơn - Sao Vàng tỉnh Thanh Hoá thuộc vùng khi hậu đồng bằng Bắc Bộ và khu 4, có 2 mùa rõ rệt trong năm: từ tháng 5 đến tháng 10 nóng ẩm mưa nhiều. Từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau thời tiết lạnh, khô.

           Mùa hè gió Đông Nam mát lạnh, giữa và cuối mùa thường có gió Tây Nam khô nóng (gió Lào).

           Mùa Đông gió mùa Đông Bắc rét buốt.

           Nhiệt độ bình quân năm: 23,4oC.

           Nhiệt độ cao tuyệt đối: 39,3oC.

           Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 4,4oC.

           Độ ẩm trung bình 86%, độ ẩm trung bình cao nhất 97%, độ ẩm trung bình thấp nhất 60%.

           Lượng mưa bình quân năm: 1911,2m.

           Lượng mưa năm cao nhất: 2929,3mm (1925).

           Lượng mưa năm thấp nhất: 1459 mm.

           Lượng mưa phân bố không đều tập trung vào các tháng 7, 8, 9.

          Gió bão: Hướng gió thịnh hành Đông, Đông - Nam, tốc độ gió trung bình: 1,3m/s, ngoài ra trong mùa khô nóng còn chịu ảnh hưởng của gió địa hình gây khô hanh. Bão xuất hiện từ tháng 7 - 10 kèm theo mưa lớn.

          3. Địa hình:

          Đất đai khu vực nghiên cứu chủ yếu là đồi thấp, cao độ nền trung bình cao nhất khoảng 70.0m tại khu vực Đồng Cốc, xã Xuân Phú, thấp nhất khoảng 17.0m tại khu vực Đồng Chiêm xã Xuân Thắng, độ dốc không lớn, nền đất khỏe, rất thuận lợi cho việc xây dựng công trình.

          * Các dạng địa hình: trong khu vực tồn tại chủ yếu 3 dạng địa hình sau:

          - Đồi núi thấp, có độ dốc không lớn, là các đồi đất thuộc các xã Xuân Thắng, Xuân Phú, và Thọ Lâm;

          - Đất bằng hoặc thoải ven đồi núi;

          - Đất trũng, sông suối, trong đó có những hồ, đập tương đối lớn như hồ Cây Quýt, hồ Đồng Trường. 

          4. Dân số, lao động: 

          Dân số: Khu vực lập quy hoạch thuộc các xã Xuân Thắng (122,73 ha), Xuân Phú (49,41ha), một phần xã Thọ Xương (2,6ha), Thọ Lâm (35,99ha) huyện Thọ Xuân và phần nhỏ (khoảng 20,7ha) thuộc xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn.

          Dân cư trong khu vực tương đối thưa thớt, đặc biệt người dân tộc thiểu số (Mường) chiếm tỷ lệ khác cao ở 2 xã Xuân Thắng (khoảng 50%) và Xuân Phú (khoảng 70%).

Cụ thể dân cư trong khu vực quy hoạch Khu công nghiệp như sau:

         + Xã Xuân Thắng, 11 thôn: thôn 1, 2,3,4,5,6,9,10,12,13,14. Dân cư chiếm 4478/5680 khẩu toàn xã, tương đương 1232/1553 hộ toàn xã;

        + Xã Xuân Phú, 6 thôn: thôn Đồng Trô, Đá Dựng, Bản Lai, Cửa Trát, Đồng Cốc, thôn 12. Dân cư chiếm 3036/7533 khẩu toàn xã, tương ứng số hộ 858/2075 hộ toàn xã;

         + Các xã Xuân Lâm, Thọ Xương: có 1 số dân cư phía Nam QL47 nằm trong QH khu CN. Dân số 2 xã nằm trong vùng quy hoạch khoảng hơn 1000 người, tương ứng khoảng 300 hộ

         - Dân c­ư trong khu vực chủ yếu là làm nông nghiệp với loại hình sản xuất là trồng cây công nghiệp (mía, cao su), trồng lúa, trồng màu.

         - Các hộ làm nghề kinh doanh chủ yếu dọc tuyến đư­ờng Hồ Chí Minh và dọc Quốc lộ 47, một số ít nằm trong khu vực dân cư.

          - Đánh giá chung: Dân cư và nhà ở trong khu vực tương đối thưa thớt nên vấn đề giải phóng mặt bằng không khó khăn. Tuy nhiên, khi có dự án phải có phương án tái định cư và chuyển đổi cơ cấu ngành nghề thích hợp cho nhân dân trong khu vực.

          Lao động: Dân cư trong khu vực tương đối thưa thớt, khoảng 2400 hộ, trong đó tỷ lệ về giới là nam chiếm 48%, nữ chiếm 52%. Hàng năm có một bộ phận lớn các lao động nam di cư ra thành phố làm việc, điều này cũng khiến cho sự chênh lệch về giới tại khu vực thêm rõ rệt.

            Tỷ lệ phát triển dân số những năm gần đây vào khoảng 0,8%. Tỷ lệ này có biến động theo từng năm và từng khu vực nhưng nhìn chung ở mức thấp, tỷ lệ tăng dân số giữa nam và nữ tương đối đồng đều. Tỷ lệ hộ nghèo của toàn khu vực nghiên cứu vào khoảng 20-25%.

          Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 41,5% dân số của khu vực. Trong đó lao động nông nghiệp chiếm khoảng 79,2%, lao động công nghiệp - xây dựng chiếm 9,4% và lao động kinh doanh dịch vụ chiếm khoảng 11,4%.

            Hầu hết lao động trên địa bàn chưa qua đào tạo nghề nghiệp, trình độ chuyên môn còn thấp nên ảnh hưởng nhiều tới quá trình áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Trong tương lai đòi hỏi có các chính sách đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ lao động, cán bộ sản xuất để đáp ứng được nhu cầu cần thiết.

           II. HẠ TẦNG KỸ THUẬT- XÃ HỘI

           1. Hệ thống giao thông:

           Giao thông đối ngoại:

          Khu vực quy hoạch nằm ở ngã tư giao giữa đường mòn Hồ Chí Minh và Quốc lộ 47, Là 2 tuyến giao thông đối ngoại chính của của khu với diện tích mặt cắt ngang hiện tại như sau:

         - Đường Hồ Chí Minh: lộ giới hiện tại 22,0m, đoạn chạy qua khu quy hoạch có chiều dài 1,6km. Là tuyến đường trọng điểm của quốc gia chạy qua địa phận tỉnh Thanh Hóa với chức năng kết nối khu vực phía Bắc với các tỉnh Bắc Trung Bộ và và các tỉnh phía Nam. Đây là tuyến đường có lưu lượng lớn, tốc độ lưu thông cao. Đường Hồ Chí Minh đoạn chạy qua địa phận tỉnh Thanh Hóa là đường bộ loại 2. Dự kiến trong tương lai đường Hồ Chí Minh sẽ mở rộng với lộ giới QH là 140m.

         - Quốc lộ 47: lộ giới hiện hữu là 19,0m, chạy qua khu quy hoạch 2 lần với tổng chiều dài là 6,5km. Quốc lộ 47 là tuyến đường loại 5 có chức năng kết nối tỉnh lị Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn với các huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa như Triệu Sơn, Thọ Xuân, Thường Xuân…

           Giao thông đối nội:

          Một số tuyến đường nhựa kết nối khu vực với giao thông đối ngoại:

          - Tuyến đường tỉnh 514 nhựa từ QL47 đi Triệu Sơn, chiều dài đoạn chạy qua khu đất 2,5km;

          - Các tuyến đường nhựa nội bộ có lộ giới nhỏ, kết cấu đường chưa hoàn chỉnh, chủ yếu phục vụ nhu cầu giao thông trong nội bộ khu đất và kết nối ra các tuyến đường giao thông đối ngoại, với các loại phương tiện tải trọng nhỏ.

        Ngoài ra còn có mạng lưới đường đất, đường bê tông cấp phối dày đặc, lộ giới thay đổi, cấu tạo đơn giản, phục vụ nhu cầu đi lại và sản xuất của người dân.

          Đường hàng không:

        Khu vực quy hoạch nằm giáp với sân bay Thọ Xuân là sân bay quân sự cấp 1A diện tích 600ha, với đường băng đã được đầu tư hoàn chỉnh chiều dài 3,2km có thể tiếp nhận được các máy bay vận tải dân sự hạng nặng như Boeing 737, 747, 777 (Quy mô đường băng tương tự quy mô đường băng của sân bay Nội Bài). Ngày 5 tháng 1 năm 2013, Cảng hàng không dân dụng Thọ Xuân chính thức khai thác các chuyến bay dân sự với tần suất 5 chuyến/1 tuần, trở thành sân bay dùng chung quân sự - dân dụng.

          Các đầu mối giao thông:

Bến xe: gần khu vực có 1 bến xe tại thị trấn Sao Vàng diện tích 300m2.

          2. Hệ thống điện:

          Cấp điện:

         Hiện trạng trên khu vực quy hoạch có khá nhiều cấp điện áp cung cấp điện cho khu vực, cụ thể như sau:

         - Cấp điện áp 110KV: gồm 3 đoạn chạy qua với tổng chiều dài là 16.963,0m.

         - Cấp điện áp 35 KV: gồm nhiều tuyến trung thế, chạy từ nguồn đến các trạm biến áp hạ thế 35/0,4KV. Tổng chiều dài các tuyến trung thế 35KV là 15.041,0m.

         - Cấp điện áp 10KV: tổng chiều dài 10.704,0m.

        - Cấp điện áp hạ thế 0,4KV: tổng chiều dài là 22.936,0m, cung cấp điện từ các trạm biến áp hạ thế đến nơi tiêu thụ.

         Về cách thức truyền tải: hiện tại các tuyến điện áp này đều đi nổi trên các trụ điện bằng bê tông kiên cố.

          Nguồn cấp điện: Nguồn cung cấp điện cho khu đô thị là các trạm biến áp 110/35/6KV Thọ Xuân, cách khu vực quy hoạch 0,5km về phía Tây Bắc.

          Đánh giá về hệ thống cung cấp điện:

        Nhìn chung hệ thống điện đã tạm thời đáp ứng được nhu cầu về tiêu thụ điện trên khu vực bao gồm điện sinh hoạt và điện cung cấp cho các nhà máy, cơ sở kinh doanh. Tuy nhiên hiện nay một số cấp điện áp đã không còn phù hợp, đặc biệt là cấp điện áp trung thế 35KV, 10KV khi mà Bộ Công thương đã có quyết định chuẩn hóa lưới điện trung thế về cấp điện áp 22KV.

        Lưới trung thế có bán kính cấp điện lớn, tiết diện dây dẫn nhỏ, tổn thất công suất lớn và đi qua nhiều công trình công cộng dự kiến. Do đó cần dỡ bỏ, di chuyển các tuyến trung thế hiện có sao cho phù hợp với các tuyến đường và các công trình trong quy hoạch.

         Nhìn chung, hiện trạng điện chưa đáp được nhu cầu phát triển của khu vực. Do đó cần có cơ chế, chính sách phát triển hệ thống điện đủ điều kiện đáp ứng được sự phát triển kinh tế xã hội.

          Chiếu sáng:

          Hiện tại trong khu vực quy hoạch chưa có hệ thống chiếu sáng đô thị.

          3. Cấp nước:

         Hiện tại trong khu vực quy hoạch chưa có hệ thống cấp nước. Nguồn nước sinh hoạt được lấy từ nguồn nước giếng khơi, giếng khoan và nước kênh Nông Giang. Độ sâu giếng khơi từ 13,0m đến 15,0m, giếng khoan từ 20,0m đến 30,0m. Chất lượng nước sử dụng được trong sinh hoạt. Ngoài ra nhà máy đường Lam Sơn có 2 trạm bơm nước ngầm với tổng công suất 1.000m3/ngđ cấp nước sinh hoạt cho cán bộ nhân viên của nhà máy. Nước được xử lý sơ bộ trước khi sử dụng.

          Một số cơ sở sản xuất công nghiệp như nhà máy đường Lam Sơn, nhà máy giấy Mục Sơn đều có các trạm bơm nước từ sông Nông Giang.

          - Nhà máy đường Lam Sơn: có một trạm bơm công suất 18.000m3/ngđ, đặt tại kênh Nông Giang. Nước được bơm vào nhà máy bằng 2 đường ống D200 và D350 và được xử lý trước khi sử dụng.

         - Nhà máy giấy Mục Sơn: công suất 5.600m3/ngđ, dùng nước kênh Nông Giang ở km 3. Nước được qua bể lắng -Trạm bơm 2 -Nhà máy. Trạm bơm có 4 bơm, Q= 65÷120m3/h, H = 39m. Đường ống dẫn chính D150 dài 200m.

           4. Thông tin liên lạc:

           Hiện tại trên khu vực quy hoạch có 3 trạm thu phát sóng tại:

                                   + Trạm phát sóng tại thôn Đồng Tro, xã Xuân Phú;

                                   + Trạm phát sóng tại thôn Đá Dựng, xã Xuân Phú;

                                   + Trạm phát sóng tại thôn 10, xã Xuân Thắng;

          - Mạng viễn thông: Hiện tại hệ thống thông tin trên khu vực quy hoạch sử dụng mạng thông tin…được kéo từ bưu điện huyện Thọ Xuân

        - Mạng lưới đường truyền: mạng lưới cáp thông tin gồm 2 loại là cáp thông tin nổi và cáp thông tin ngầm:

                                + Cáp thông tin ngầm, tổng chiều dài: 7.772,0m;

                                + Cáp thông tin nổi: 23.479,0m.

          III. QUY HOẠCH:

Planning map of Lam Son-Sao Vang IZ(1).jpg

          3.1. Tính chất và chức năng:

          - Quy hoạch Khu Công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng là một khu chức năng quan trọng của Đô thị Lam Sơn - Sao Vàng là một trong 4 cụm kinh tế động lực của tỉnh, định hướng đến năm 2030 đạt tiêu chí đô thị loại II;

          - Xây dựng khu Công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng định hướng sử dụng công nghệ cao nhằm thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa toàn tỉnh; phát triển kinh tế - xã hội chung khu vực trung du Thanh Hóa;

          - Hình thành Khu Công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng nhằm mục tiêu thu hút đầu tư các ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao như điện tử, viễn thông và các ngành công nghiệp khác; Hướng tới hình thành khu công nghệ cao gắn với đô thị Lam Sơn - Sao Vàng và các khu nông nghiệp công nghệ cao tạo thành Khu liên hợp Công nghiệp - nông nghiệp công nghệ cao - đô thị - dịch vụ và du lịch; tạo lập trung tâm kinh tế trọng điểm phía Tây tỉnh Thanh Hóa, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa và cả nước. 

 

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
3844995