Quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020 theo Quyết định số 3615/QĐ-UBND ngày 14/10/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá.

Đăng lúc: 14:26:44 24/10/2014 (GMT+7)

1. Quan điểm, mục tiêu cơ bản phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại tỉnh Thanh Hoá.
- Quy hoạch mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại phải được tiến hành một cách đồng bộ, trên cơ sở Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch phát triển Thương mại và phù hợp với các quy hoạch liên quan khác, kết hợp chặt chẽ với hệ thống chợ và các loại hình thương mại khác.
- Từ nay đến năm 2015 sẽ tập trung phát triển các siêu thị hạng II và III, trung tâm thương mại hạng III tại các đô thị, các khu công nghiệp, khu kinh tế đang được đầu tư phát triển theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo mỗi huyện, thị xã, thành phố ít nhất có 01 siêu thị hoặc 01 trung tâm thương mại. Trong giai đoạn 2016 - 2020 sẽ phát triển các siêu thị lớn và trung tâm thương mại hạng I và II tại các khu đô thị lớn.
- Phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại theo hướng xây dựng các siêu thị, trung tâm thương mại tại các đô thị tập trung dân cư, sức mua lớn; ưu tiên phát triển siêu thị, trung tâm thương mại tại những khu vực đầu mối giao thông, khu mua sắm tập trung, phố đi bộ, khu dân cư mới, các chợ tại các đô thị.
- Việc đầu tư xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại chủ yếu là do thương nhân thực hiện. Nhà nước hỗ trợ tạo mặt bằng, xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu bên ngoài tạo điều kiện cho hoạt động của các siêu thị, trung tâm thương mại.
2. Nguyên tắc phân bố, hình thành và phát triển mạng l­ưới siêu thị, trung Tâm Thương Mại.
- Trong khu vực quy hoạch siêu thị, tổng sản phẩm trong nước tính bình quân đầu người/năm phải đạt trên 1.000 USD. Đối với khu vực quy hoạch phát triển siêu thị lớn, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người/năm cần phải đạt mức trên 2.000 USD.
- Mật độ và quy mô của các siêu thị, trung tâm thương mại được xác định phù hợp với quy mô đô thị, phân bố dân cư, mật độ dân cư tại các huyện, thị xã, thành phố và các vùng trong tỉnh.
- Không gian kiến trúc của siêu thị, trung tâm thương mại phải đảm bảo thuận tiện cho hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, đảm bảo về an ninh trật tự, cảnh quan đô thị, vệ sinh môi trường, an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy và sự phát triển các dịch vụ khác; đồng thời phải tuân theo định hướng phát triển không gian đô thị của các đô thị. Các siêu thị, trung tâm thương mại lớn chủ yếu được quy hoạch tại các đô thị loại II trở lên.
- Việc xác định số l­ượng và quy mô mạng l­ưới siêu thị, trung tâm thương mại phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động thương mại - dịch vụ trong từng giai đoạn và tình hình thu hút đầu tư.
3. Quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm th­ương mại tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.
3.1. Quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thư­ơng mại toàn tỉnh.
a) Quy hoạch tổng thể phát triển siêu thị toàn tỉnh.
Quy hoạch đến năm 2020 toàn tỉnh có 120 siêu thị, trong đó 3 siêu thị hạng I; 18 siêu thị hạng II; 99 siêu thị hạng III với diện tích đất 62.739 m2, diện tích kinh doanh 110.750 m2, cụ thể:
- Xây dựng mới 114 siêu thị tổng hợp tại các khu đô thị, các vùng dân cư phát triển, trong đó có 2 siêu thị hạng I; 32 siêu thị hạng II; 80 siêu thị hạng III.
- Nâng cấp 6 siêu thị, trong đó có 1 siêu thị hạng I; 3 siêu thị hạng II và 2 siêu thị hạng III.
Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển loại hình siêu thị chuyên doanh, nhưng phải đảm bảo tiêu chí theo quy định.
b) Quy hoạch tổng thể phát triển trung tâm thương mại toàn tỉnh.
Quy hoạch đến năm 2020 toàn tỉnh có 64 trung tâm thư­ơng mại, trong đó có 6 trung tâm thư­ơng mại hạng I; 9 trung tâm th­ương mại hạng II, 49 trung tâm thương mại hạng III với diện tích đất 418.076 m2, diện tích kinh doanh 1.535.596 m2, cụ thể:
- Xây dựng mới 60 trung tâm th­ương mại, trong đó 5 trung tâm thương mại hạng I; 8 trung tâm th­ương mại hạng II và 47 trung tâm thư­ơng mại hạng III.
- Nâng cấp 4 trung tâm th­ương mại, trong đó 1 trung tâm thương mại đạt tiêu chuẩn hạng I; 1 trung tâm th­ương mại đạt tiêu chuẩn hạng II và 2 trung tâm thương mại đạt tiêu chuẩn hạng III.
Ngoài ra, tại các đô thị có thể lồng ghép mô hình chợ truyền thống với trung tâm thư­ơng mại.
3.2. Quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị, Trung tâm Thương mại trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố (Có biểu đính kèm).
3.3. Về vốn đầu t­ư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển mạng l­ưới siêu thị và trung tâm thư­ơng mại.
3.3.1. Vốn đầu t­ư phát triển mạng lưới siêu thị và trung tâm th­ương mại.
a) Về vốn đầu tư phát triển mạng l­ưới siêu thị.
Tổng số vốn đầu tư­ phát triển mạng l­ưới siêu thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020 ước là 509 tỷ đồng, trong đó:
- Giai đoạn 2009 - 2015 (29 siêu thị):       130 tỷ đồng;
- Giai đoạn 2016 - 2020 (91 siêu thị):       379 tỷ đồng.
b) Về vốn đầu tư phát triển trung tâm th­ương mại.
Tổng số vốn đầu tư­ xây dựng Trung tâm th­ương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020 là  9.988 tỷ đồng, trong đó:
- Giai đoạn 2009 – 2015 (17 TTTM):                                          3.011 tỷ đồng;
- Giai đoạn 2016 – 2020 (47 TTTM):                                          6.977 tỷ đồng.
3.3.2. Về cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển mạng l­ưới siêu thị và trung tâm thương mại.
Tổng vốn đầu tư mạng lưới siêu thị, TTTM:                                             10.497,0 tỷ đồng, trong đó
- Vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân,
   doanh nghiệp:                                                                                     4.723,7 tỷ đồng (chiếm 45%)
- Vốn vay:                                                                                             5.248,5 tỷ đồng (chiếm 50%)
- Ngân sách hỗ trợ giải phóng
   mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng:                                                 524,8 tỷ đồng (chiếm 05%)
3.3.3. Lộ trình thứ tự ư­u tiên đầu tư­ phát triển mạng l­ưới siêu thị, trung tâm thư­ơng mại.
Trong điều kiện nguồn vốn còn khó khăn, cần ­ưu tiên đầu t­ư xây dựng trung tâm th­ương mại tại các đô thị trung tâm, các khu vực kinh tế phát triển và dân cư­ tập trung. Từ nay đến năm 2015 đảm bảo xây dựng ít nhất 1 siêu thị hoặc trung tâm th­ương mại tại các huyện, thị xã. Từ năm 2016 sẽ đẩy mạnh tiến độ xây dựng theo quy hoạch.
4. Các giải pháp và chính sách phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
4.1. Giải pháp và chính sách về đầu tư.
4.1.1. Về địa điểm đầu tư.
- Địa điểm xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại phải phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của huyện, thị xã, thành phố, nhu cầu tiêu dùng và mạng lưới phân phối hàng hoá trong khu vực, ưu tiên bố trí địa điểm, dành quỹ đất, bố trí mặt bằng để xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại.
- Căn cứ quỹ đất hiện hữu của địa phương, UBND các huyện, thị xã, thành phố dành quỹ đất tại vị trí thuận lợi của đô thị cho xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại, vừa đảm bảo nhu cầu hiện tại vừa phù hợp với sự gia tăng trong tương lai. Đồng thời, tạo thuận lợi cho công tác giải phóng mặt bằng để các nhà đầu tư xây dựng các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn.
- Các dự án đầu tư xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về môi trường, phòng chống cháy nổ. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường phòng chống cháy nổ của các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn để ngăn chặn và xử lý kịp thời những tổ chức, cá nhân vi phạm nhằm phát triển siêu thị, trung tâm thương mại theo hướng nhanh và bền vững.
4.1.2. Về vốn đầu tư.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng, sửa chữa, khai thác và quản lý siêu thị, trung tâm thương mại. Tuỳ từng trường hợp cụ thể Nhà nước có thể xem xét hỗ trợ về giải phóng mặt bằng, xây dựng công trình hạ tầng cấp nước, cấp điện đến chân công trình, tạo điều kiện thuận lợi trong việc đầu tư xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại.
- Tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư xã hội vào xây dựng các siêu thị, trung tâm thương mại, áp dụng các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại đối với mọi tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau theo từng vùng, miền cụ thể.
4.2. Giải pháp và chính sách về nguồn nhân lực và thương nhân kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại.
- Tranh thủ nguồn vốn trong và ngoài nước cho công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại. Khuyến khích doanh nghiệp và các địa phương tổ chức đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực tham gia hoạt động kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại với các hình thức và phương pháp phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và từng địa phương.
- Phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước nhằm nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật, xây dựng đội ngũ giáo viên, chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng về lĩnh vực phân phối nói chung và siêu thị, trung tâm thương mại nói riêng cho các trường cao đẳng, trung cấp và dạy nghề thương mại trên địa bàn tỉnh.
- Khuyến khích thương nhân tham gia kinh doanh trong siêu thị và trung tâm thương mại: UBND tỉnh quy định khung giá cho thuê phù hợp với chính sách hiện hành của Nhà nước và điều kiện cụ thể của tỉnh trong từng thời kỳ; đảm bảo hài hòa lợi ích của người khai thác siêu thị, trung tâm thương mại và những người kinh doanh trong siêu thị, trung tâm thương mại.
4.3. Giải pháp về tổ chức quản lý.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với phát triển và hoạt động của siêu thị, trung tâm thương mại. Kiểm tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện phân hạng các siêu thị và trung tâm thương mại; xây dựng nội quy, các định mức kinh tế - kỹ thuật, các tiêu chuẩn nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh siêu thị và trung tâm thương mại; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản trị kinh doanh siêu thị và trung tâm thương mại. Tăng cường liên doanh, liên kết với các siêu thị và trung tâm thương mại trong khu vực, cả nước và quốc tế. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại; xây dựng thương hiệu; Tham gia hiệp hội trung tâm thương mại, siêu thị. Xây dựng mô hình tổ chức quản lý siêu thị và trung tâm thương mại.
- Tổ chức công bố rộng rãi Quy hoạch phát triển mạng lư­ới siêu thị, trung tâm thương mại tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020 sau khi được UBND tỉnh phê duyệt để mọi người dân, các nhà đầu tư trong tỉnh, trong nước và quốc tế, các cấp, các ngành biết để tham gia đầu tư kinh doanh cũng như giám sát việc thực hiện. Đồng thời các ngành có liên quan (Xây dựng, Tài nguyên môi trường, Kế hoạch & Đầu tư...) phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố nhanh chóng triển khai xây dựng quy hoạch chi tiết, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh.
4.4. Giải pháp về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển siêu thị, trung tâm thương mại.
Ngoài chính sách chung của cả nước, để tạo điều kiện cho phát triển hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, Tỉnh có cơ chế, chính sách ưu đãi về đất đai (giải phóng mặt bằng, cho thuê đất), về đầu tư cơ sở hạ tầng (đường giao thông, cấp thoát nước, vệ sinh, môi trường, điện...), về đào tạo nguồn nhân lực....
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
3844995