Bản tin Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ số 5-tháng 5/2015

Đăng lúc: 07:55:35 04/06/2015 (GMT+7)

 

KHỞI ĐỘNG HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ CÁ TRA

Bà Nguyễn Thị Minh Thúy, đại diện Ban Quản lý Chương trình và Thị Thu Hương, Phó chủ tịch Hiệp hội đã cùng nhau trao đổi các nội dung liên quan đến việc phối hợp triển khai kế hoạch của Chương trình trong thời gian sắp tới.

Tại buổi họp, Nguyễn Thị Minh Thúy, Phó Giám đốc Quốc gia Chương trình đã trình bày chi tiết về Kế hoạch hoạt động liên quan đến ngành hàng tra trong năm đầu tiên của Giai đoạn chính.

Hiệp hội sẽ xây dựng các nội dung và hoạt động cụ thể để gửi cho Ban quản lý xem xét và cân đối nguồn lực hỗ trợ và cam kết cùng với Chương trình thực hiện thành công các mục tiêu đề ra đối với sản phẩm tra.

Tiếp đó, Ban quản Chương trình đã giới thiệu về bộ tài liệu hướng dẫn lựa chọn doanh nghiệp tham gia các hoạt động của Chương trình. Hai bên đã thảo luận về cách thức phối hợp triển khai một số hoạt động trong năm 2015.

Bà Hương cho biết  ngành  tra Việt Nam đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn thách thức trong thời gian quan đạt nhiều thành tựu về sản xuất xuất khẩu.

 

BA KHÓA ĐÀO TẠO DOANH NHÂN EMPRETEC TẠI BẮC-TRUNG-NAM

 

Sáng ngày 23 tháng 4 năm 2015, Ban quản Chương trình đã tổ chức buổi họp trực tuyến với đại diện Trung tâm xúc tiến thương mại Thái Nguyên, VCCI Đà Nẵng và Hiệp hội doanh nghiệp Cần Thơ nhằm thảo luận cách thức phối hợp triển khai khóa đào tạo doanh nhân Empretec cho Lãnh đạo các doanh nghiệp tại 3 khu vực miền Bắc, miền Trung Tây Nam Bộ.

Mục tiêu của khóa đào tạo Empretec nhằm nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh  quốc  tế,  hướng  tới mục tiêu phát triển kinh tế, xóa đói nghèo và hỗ trợ các nước đang phát triển tham gia vào nền kinh tế thế giới.

EMPRETEC có khả năng làm thay đổi hành vi của doanh nhân nhằm dẫn dắt hoạt động kinh doanh của mình đạt hiệu quả hơn. Đặc biệt, nó giúp các doanh nhân tiềm năng biến ý nghĩ  thành  hành  động   thực tế và giúp họ tự tin hơn trong kinh doanh.

Tại buổi họp, Bà Nguyễn Thị Minh Thúy, Phó Giám đốc Quốc gia Chương trình đã giới thiệu chi tiết các thông tin liên quan đến khóa đào tạo, yêu cầu đối với học viên, kinh phí những hỗ trợ từ Chương trình.

Đại diện Thái Nguyên, Đà Nẵng, Cần Thơ và BQL Chương trình đã thống nhất thời gian tổ chức dự kiến như sau: Cần Thơ (22/6 – 27/6); Đà Nẵng (20/7 -  25/7);Thái Nguyên (21/9 - 26/9). Đề nghị các Trung tâm/ Đơn vị đăng ký sớm với BQL Chương trình hoặc đơn vị đăng cai tổ chức hoạt động.

 

DIỄN ĐÀN THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM 2015 “KẾT NỐI DOANH NGHIỆP THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA - NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH”


Ông Roman Windish - Phó Giám đốc Quốc gia Phụ trách SECO – Văn phòng Hợp tác

Thụy Sỹ tại Việt Nam phát biểu tại Diễn đàn

 

Ngày 17 tháng 4  năm  2015, tại khách sạn Liberty Central Saigon City Point, Tp. Hồ Chí Minh, Ban Thư Chương trình Thương hiệu Quốc gia - Cục Xúc tiến thương mại, phối hợp với Chương trình “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thông qua hệ thống xúc tiến thương mại địa phương” chủ trì tổ chức Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam 2015 với chủ đề “Kết nối doanh nghiệp Thương hiệu Quốc gia - Nâng cao năng lực cạnh tranh”.

Ông Bùi Huy Sơn Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại - Tổng Thư Ban Thư Chương trình Thương hiệu Quốc gia đã chủ trì Diễn đàn. Tham dự Diễn đàn còn có ông Đỗ Kim Lang, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại - Phó Tổng Thư - Ban Thư ký Chương trình Thương hiệu Quốc gia, Ông Roman Windisch - Phó Giám đốc Quốc gia phụ trách SECO, Văn phòng hợp tác Thụy Sỹ tại Việt Nam và các Hiệp hội ngành hàng, Sở Công Thương, các cơ  quan thông tấn báo chí cùng đại diện của hơn 160 doanh nghiệp gồm các doanh nghiệp thương hiệu quốc gia và các doanh nghiệp khác.

Diễn đàn đã quy tụ nhiều ý kiến trao đổi thiết thực, bổ ích giữa các chuyên gia, doanh nghiệp và các nhà quản về vấn đề xây dựng phát triển thương hiệu trong bối cảnh hội nhập. Theo ý kiến của các doanh nghiệp cũng như chuyên gia trong ngoài nước, việc thành lập một mái nhà chung  cho các doanh nghiệp thương hiệu quốc gia hết sức cần thiết, đặc biệt trong quá trình hội nhập sâu rộng vào Cộng đồng kinh tế ASEAN, cũng như các đàm phán Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương (TPP, EVFTA, EFTA) sắp hoàn tất và đi tới kết.

Chia sẻ tại Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam, đại diện cho các doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia, Ông Nguyễn Hoàng Ngân - Tổng Giám đốc Cổ phần Nhựa Bình Minh, Ông Nguyễn Tiến Vượng - Phó Tổng Giám đốc  Thường  trực  Tổng   Công ty Thương mại Hà Nội, Ông Văn Thanh - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen và Ông Nguyễn Duy  Chính - Giám đốc Công ty TNHH Tân Á Đại Thành đã nhấn mạnh tầm quan trọng của thương hiệu quốc gia đối với sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.

Việc đạt được thương hiệu quốc gia đối với các doanh nghiệp đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh doanh,  nâng cao vị  thế  của  doanh  nghiệp, tạo dựng uy tín đối với khách hàng trong ngoài nước.

Diễn đàn đã nhất trí thành lập một liên kết các doanh nghiệp đạt thương hiệu quốc gia, bắt đầu với mô hình là Diễn đàn, sau đó sẽ tiến tới các mô hình liên kết chặt chẽ hơn như Hội, Hiệp hội. Các ứng cử tự nguyện tham gia Nhóm vận động gồm Tập đoàn Hoa Sen, Tập đoàn Tân Á Đại Thành và Công ty TNHH May thêu giày An Phước, Nhựa Bình Minh.

 

PHỐI HỢP TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG VỚI HIỆP HỘI HỒ TIÊU VIỆT NAM

Chiều ngày 17 tháng 4 năm 2015, BQL Chương trình đã buổi làm việc với Nguyễn Mai Oanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu tại khách sạn Liberty Central Saigon City Point, Tp. Hồ Chí Minh

Untitled.jpg

Cuộc họp diễn ra bên lề Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia, là hoạt động của Chương trình phối hợp với Ban Thư ký Chương trình Thương hiệu quốc gia (Cục Xúc tiến thương mại) thực hiện.

Trao đổi tại buổi họp, Bà Nguyễn Thị Minh Thúy, Phó Giám đốc Quốc gia Chương trình đã giới thiệu kế hoạch trong khuôn khổChương trình. Hai bên đã thảo luận cách thức phối hợp triển khai một số hoạt động năm 2015 liên quan đến ngành hàng hồ tiêu.

Bà Oanh cho biết ngành Hồ tiêu Việt Nam đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn thách thức và đạt được kết quả lớn cả về sản xuất và thương mại. Hiện nay, Hiệp hội đang tổ chức liên kết hỗ trợ nông dân sản xuất  hạt tiêu sạch tại một số vùng trồng tiêu trọng điểm như Đắk Nông, Đắk Lắk và Gia Lai.

Hiệp hội Hồ tiêu đề xuất Chương trình nên tập trung hỗ trợ tập huấn Hiệp hội và các doanh nghiệp thành viên về việc tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin và dự báo thị trường. Đặc biệt, các hoạt động của Chương trình nên tập trung vào lĩnh vực sản phẩm chế biến để tăng giá trị xuất khẩu.

Theo Bộ NN & PTNT, diện tích hồ tiêu cả nước năm 2015 khoảng 70.000 ha, dự kiến sản lượng ước khoảng 126.000 tấn, XK 144.000 tấn, đạt giá trị khoảng 1,1 tỷ USD.

 

 

VẬN HÀNH SỬ DỤNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT & ĐÁNH GIÁ (M&E)

MỤC TIÊU:

Hoạt động giám sát và đánh giá là nội dung rất quan trọng, góp phần hỗ trợ công tác  giám sát hoạt động của Cục XTTM và các Trung tâm XTTM địa phương.

CHẠY THỬ NGHIỆM HỆ THỐNG NGÀY 09 THÁNG 4 NĂM 2015 :

Buổi tập huấn ngày 29 tháng 5 là sự kiện tiếp nối sau cuộc họp lấyý kiến Lãnh đạo các Phòng, Trung tâm thuộc Cục XTTM vào ngày 09 tháng 4 vừa qua. Tại buổi họp, các thành viên đã được nghe chuyên gia tư vấn Công ty Viet Insight trình bày các nội dung của hệ thống M&E và chạy phần mềm thử nghiệm.

 
   

    

Phát biểu tại buổi họp, ông Đỗ Kim Lang, Phó Cục trưởng Cục XTTM/ Giám đốc Quốc gia Chương trình cho rằng hoạt động của Chương trình Hỗ trợ DNNVV cũng tương thích với các hoạt động của Cục XTTM. Sau khi dùng cho Chương trình xong, hệ thống này hoàn toàn có thể chuyển giao sang cho Cục để theo dõi, phối hợp với các địa phương triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Chương trình XTTM Quốc gia, các hoạt động do Cục tổ chức hoặc do các địa phương tổ chức. Hệ thống mang tính tương tác giữa Cục XTTM với các đơn vị XTTM, hỗ trợ thương mại địa phương trong đó Cục sẽ đóng vai trò đầu tàu trong mạng lưới XTTM.

Bà Nguyễn Thị Minh Thúy, Phó Giám đốc quốc gia Chương trình cho biết Hệ thống này sẽ đáp ứng tiêu chí giám sát, đánh giá các hoạt động XTTM trước tiên là của Chương trình, tiếp đó là phục vụ cho các hoạt động của Cục XTTM và các Trung tâm XTTM trong khuôn khổ Chương trình đối với hoạt động theo dõi và giám sát.

LẬP KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG LOGISTICS

HƯỚNG ĐẾN MỤC TIÊU HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP
ĐƠN GIẢN HÓA CÁC THỦ TỤC, TANG HIỆU QUẢ VỀ CHI PHÍ

Chiều ngày 14 tháng 4 năm 2014, BQL Chương trình đã có buổi làm việc với Ông Cao Đình Ngân, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) nhằm thảo luận cách thức phối hợp triển khai một số hoạt động về Hậu cần xuất khẩu - Logistics, tại Cục Xúc tiến thương mại, 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội.

Tại buổi họp, Ông Ngân cho biết Viettel Post có kế hoạch phối hợp với BQL Chương trình thực hiện một loạt các hội thảo tư vấn nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa về các thủ tục xuất nhập khẩu như giải đáp thắc mắc, giải quyết các vướng mắc, tổ chức tập huấn; cam kết mang đến chất lượng dịch vụ hiệu quả và tốt nhất.

Ban đầu hội thảo sẽ được tổ chức tại một số thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hồ Chí Minh sau đó sẽ được tổ chức trên hầu khắp các tỉnh thành trên toàn quốc. Mục tiêu của hoạt động này nhằm hướng đến việc hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu đơn giản hóa các thủ tục, hướng đến hiệu quả về mặt chi phí, giới thiệu các dịch vụ mới cho doanh nghiệp và đặc biệt sẽ có những tư vấn cụ thể tại chỗ và tư vấn tại doanh nghiệp sau hội thảo nếu doanh nghiệp có nhu cầu.

Trao đổi tại buổi họp, Bà Nguyễn Thị Minh Thúy, Phó Giám đốc Quốc gia Chương trình cũng giới thiệu kế hoạch hoạt động của Logistics trong khuôn khổ Chương trình: hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm chè, vải quả (miền Bắc), cá ngừ, hồ tiêu (miền Trung), cá tra, trái cây tươi – xoài, thanh long, bưởi (Tây Nam bộ) và thủ công mỹ nghệ (cấp quốc gia) (1) xây dựng kế hoạch hỗ trợ logistics xuất khẩu; (2) phát triển sản phẩm tập trung vào đóng gói và vận chuyển

BQL Chương trình và Viettel Post cũng đã đi đến thống nhất tổ chức hội thảo đầu tiên tại Cần Thơ vào ngày 11 tháng 5 năm 2015 (Thứ Hai) với thành phần tham là đại diện các Bộ/ngành, Trung tâm XTTM, Hiệp hội, chuyên gia về xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và cơ quan báo chí.

HỘI THẢO ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP: ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC- TĂNG HIỆU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU

Sáng ngày 11 tháng 5 năm 2015 tại thành phố Cần Thơ, Cục Xúc tiến thương mại (XTTM), Bộ Công Thương     phối hợp với Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) đã tổ chức Hội thảo “Đồng hành cùng doanh nghiệp: Đơn giản hóa thủ tục - Tăng hiệu quả trong hoạt động xuất nhập khẩu” nhằm mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng giải pháp hậu cần xuất khẩu.

Đến dự Hội thảo, về phía Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương có Ông Đỗ Kim Lang- Phó Cục trưởng Cục XTTM, Ông Alain Chevalier - Cố vấn trưởng Chương trình; về phía thành phố Cần Thơ có Ông Nguyễn Thanh Dũng - Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, Ông Nguyễn Văn Vũ - Phó Cục trưởng Cục Hải quan Tp. Cần Thơ, Ông Huỳnh Công Trứ - Phó giám đốc Sở Công Thương Tp. Cần Thơ; về phía Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel có Ông Hoàng Quốc Anh, Tổng giám đốc; cùng đại diện lãnh đạo các Trung tâm XTTM, hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ và vừa Việt Nam khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Hội thảo là một trong những hoạt động trong khuôn khổ Chương trình “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (DNNVV) thông qua hệ thống xúc tiến thương mại địa phương”. Đây là Dự án ODA do Chính phủ Thụy Sỹ tài trợ được thực hiện trong 04 năm (2013-2017).   Cơ   quan  quản lý chương trình là Bộ Công Thương, Cục XTTM là đơn vị chủ trì thực hiện theo phương thức Quốc gia điều hành.

Trong bài phát biểu khai mạc Hội thảo, Ông Đỗ Kim Lang, Phó Cục trưởng Cục  XTTM cho biết Logistics là một mắc xích quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế quốc dân, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc hiểu đúng tầm quan trọng của logistics có giá trị quyết định trong việc phát triển kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trực tiếp sử dụng cũng như doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics.

Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp vẫn chưa chú ý nhiều đến việc thuê ngoài cho dịch vụ hậu cần, cùng với cách hiểu chưa thực sự thấu đáo về logistics đã làm giảm tầm ảnh hưởng mang tính chiến lược lên hoạt động kinh doanh. Bản thân các doanh nghiệp làm dịch vụ logistics cũng thiếu sự kết nối, hợp tác với nhau, vẫn chưa thể khai thác triệt để tiềm năng lợi nhuận to lớn của ngành.

Để giải quyết bài toán trên, Ông Lang cho biết là một trong những đơn vị được lựa chọn đồng hành cùng Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Viettel Post sẽ cùng với tư vấn và đối tác của Chương trình hỗ trợ Cục Xúc tiến thương mại xây dựng các giải pháp hậu cần xuất khẩu hiệu quả nhằm tư vấn phục vụ cho các sản phẩm ngành hàng, trước tiên là các ngành hàng trong khuôn khổ Chương trình gồm quả vải, chè xanh (miền Bắc), cá ngừ, hồ tiêu (miền Trung), trái cây tươi (bưởi, xoài và thanh long), cá tra (Tây Nam Bộ) và thủ công mỹ nghệ và trong dài hạn, hỗ trợ cho các sản phẩm ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam.

Phát biểu chào mừng Hội thảo, Ông Nguyễn Thanh Dũng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ cho biết trong thời gian qua, nhờ sự quan tâm giúp đỡ của các Bộ, ngành, trong đó có Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải, v.v... hoạt động giao nhận vận tải, logistics của nước ta đã có những bước phát triển cả về chất lẫn về lượng. Trong báo cáo về Chỉ số năng lực quốc gia về kho vận (LPI) của Ngân hàng Thế giới (WB) vào năm 2014, Việt Nam đứng thứ 48 trên 166 quốc gia, cải thiện từ vị trí thứ 53 vào năm 2012. Tốc độ phát triển của dịch vụ  logistics đạt từ 16 đến 20%/năm.

Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của ngành hậu cần Việt Nam vẫn còn kém so với các nước trong khu vực. Điều này đã dẫn đến sự lãng phí nhiều nguồn lực trong nước, gây khó khăn cho doanh nghiệp và kìm hãm xuất khẩu. Thêm vào đó, sự liên kết giữa các Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của ngành hậu cần Việt Nam vẫn còn kém so với các nước trong khu vực. Điều này đã dẫn đến sự lãng phí nhiều nguồn lực trong nước, gây khó khăn cho doanh nghiệp và kìm hãm xuất khẩu. Thêm vào đó, sự liên kết giữa các

Tại Hội thảo, Ông Hoàng Quốc Anh, Tổng giám đốc Viettel Post cho biết việc giảm chi phí Logistics sẽ góp phần tích cực tăng sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, doanh nghiệp Logistics và doanh nghiệp xuất nhập khẩu chưa tìm được tiếng nói chung, nên dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp xuất khẩu trong nước phải chịu nhiều chi phí cao, bất cập và gây khó khăn cho xuất khẩu.

Chính vì vậy, để đạt được mục tiêu tiến tới quản trị chi phí logistics 5-10% tổng thu nhập quốc gia của Chính phủ, trong thời gian tới Bộ công Thương, Bộ giao thông vận tải, và các Bộ, Ban ngành liên quan và đặc biệt với sự đồng hành của Viettel Post sẽ thực hiện những giải pháp đồng bộ về kết cấu hạ tầng giao thông vận tải; phát triển các trung tâm phân phối  hàng  hóa;  hệ  thống lưu kho bãi, phương tiện vận tải; phát triển nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế nhằm nâng cao năng lực doanh nghiệp dịch vụ Logistcs và xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp Việt nam nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng.

Tiếp sau các bài trình bày, các đại biểu đã có cơ hội trao đổi và đặt câu hỏi trực tiếp cho các chuyên gia về những vướng mắc và khó khăn khi tiến hành thủ tục xuất nhập khẩu. Các nội dung mà đại biểu quan tâm và thảo luận sôi nổi gồm cách thức thâm nhập thị trường khó tính như Nhật Bản, Hoa Kỳ và EU đối với một số mặt hàng thủy sản, gạo, rau quả; tiếp cận với các hiệp định thương mại tự do như hiệp định hợp tác Xuyên Thái Bình Dương - TPP; thủ tục đăng ký và sử dụng chữ ký số v.v...
Trong thời gian tới, doanh nghiệp  xuất  nhập  khẩu   cần cải thiện năng lực kinh doanh, markerting, xây dựng thương hiệu, dịch vụ khách hàng, cần hiểu rõ chuỗi cung ứng của mình trong đó chú trọng quản lý logistics, làm chủ quyền thuê và kiểm soát vận tải - logistics, linh hoạt sử dụng Incoterms 2010 trong các hợp đồng ngoại thương, đồng thời cần  chủ động nghiên cứu quy tắc xuất xứ, mức cắt giảm thuế  quan, các hàng rào kỹ thuật… nhằm xây dựng các giải pháp hậu cần xuất khẩu tối ưu và hiệu quả về chi phí.

VẢI THIỀU TRƯỚC MÙA THU HOẠCH

Ngày 11/5/2015, tại huyện Lục Ngạn, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nhằm bàn biện pháp tiêu thụ Vải thiều năm 2015 dưới sự chủ trì của ông Bùi Văn Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo một số Cục, Vụ, Viện của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Khoa học và Công nghệ, đại diện Sở Công Thương các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang, Hà Nội; Ban Kinh tế cửa khẩu Lào Cai và Tân Thanh; đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh Bắc Giang và huyện Lục Ngạn; các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nông sản trong và ngoài tỉnh.

Phát biểu tại hội nghị, ông Phan Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết năm 2014, doanh thu từ Vải toàn tỉnh đạt 2.300 tỷ đồng. Vải thiều tiêu thụ ở thị trường phía Nam tăng mạnh, đạt gần 60.000 tấn (chiếm 65% tổng sản lượng tiêu thụ nội địa).

Tình hình sản xuất Vải thiều năm  2015  tương  đối thuận lợi, dự kiến vải thiều tiếp tục được mùa với sản lượng ước đạt hơn 160 nghìn tấn (thấp hơn năm 2014 là 30 nghìn tấn). Dự kiến thời gian thu hoạch  Vải sớm từ 20-5 đến 10-6, Vải thiều chính vụ từ 15 - 6 đến 10-7, muộn hơn 10 ngày so với năm ngoái. Toàn tỉnh có gần 100 ha chăm sóc theo quy trình VietGAP, Global GAP đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.

Kế hoạch xuất khẩu Vải năm 2015 là 40%, sẽ tập trung chủ yếu vào thị trường Trung Quốc, các nước ASEAN và một số thị trường mới là Nhật Bản, Mỹ và Châu Âu. Mục tiêu năm 2015 sẽ xuất thử nghiệm những lô vải thiều tươi đầu tiên vào thị trường Mỹ và Nhật Bản.

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Quang Tấn, Chủ tịch UBND Lục Ngạn cũng khẳng định rằng việc sản xuất Vải thiều của huyện đáp ứng yêu cầu kỹ thuật để xuất khẩu sang Mỹ và một số thị trường khác. Ông Tấn cho biết hiện nay địa phương đã phối hợp với các đơn vị của Bộ NN&PTNT, triển khai quy hoạch vùng Vải thiều chất lượng cao và tập huấn cho cán bộ và người dân.

Trong ý kiến  chỉ đạo tại hội nghị, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Bùi Văn Hạnh đã yêu cầu các ngành, địa phương tập trung cao và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhằm đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ Vải thiều năm nay; cơ quan  chuyên  môn cần bám sát cơ sở, chung tay cùng người dân; Sở Công Thương nghiên cứu, dự báo diễn biến thị trường, nhất là thị trường phía Nam để thông tin kịp thời; phối hợp tổ chức các hội nghị xúc tiến thương mại tại các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn và TP Hồ Chí Minh; giám sát quy trình để đảm bảo an tòan thực phẩm; tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương trong tỉnh và các tỉnh bạn trong việc nắm bắt, trao đổi thông tin về nhu cầu, tình hình, giá cả, khó khăn vướng mắc để kịp thời tháo gỡ; cơ quan chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra, ngăn chặn, chấn chỉnh và xử lý nghiêm tình trạng gian lận và tự ý tăng giá đối với các loại vật tư phục vụ việc tiêu thụ.


HỖ TRỢ
DOANH NGHIỆP QUẢNG BÁ SẢN PHẨM TẠI HỘI CHỢ QUỐC TẾ THƯƠNG MẠI, DU LỊCH ĐẦU HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG TÂY  - ĐÀ NẴNG 2015/

Tiếp nối những thành công của các kỳ Hội chợ trong các năm 2007, 2012, 2013 và 2014, Hội chợ Quốc tế Thương mại, Du lịch và Đầu tư Hành lang kinh tế Đông Tây - Đà Nẵng 2015 sẽ được tổ chức từ ngày 30 tháng 7 đến ngày 04 tháng 8 năm 2015 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Đà Nẵng, Số 9 Đường Cách mạng tháng 8, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
Hội chợ lần này sẽ là cầu nối thiết thực tạo điều kiện  cho các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư của các quốc gia trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây trực tiếp gặp gỡ, quảng bá sản phẩm, trao đổi, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, kinh doanh, liên kết mở rộng thị trường.

Với mục tiêu tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ và vừa Việt Nam, BQL Chương trình phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại Đà Nẵng tổ chức triển khai khu gian hàng chung tại Hội chợ.

Tiếp sau đây, BQL Chương trình sẽ có công văn gửi các doanh nghiệp trong khuôn khổ Chương trình đăng ký tham gia giới thiệu, quảng bá doanh nghiệp và sản phẩm trưng bày tại Hội chợ.

Để việc hỗ trợ quảng bá sản phẩm cho doanh nghiệp đạt hiệu quả, đề nghị các Trung tâm/đơn vị đối tác của Chương trình ở địa phương tích cực liên hệ và thông tin thêm cho doanh nghiệp.

Thông tin chi tiết liên hệ: Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Thanh Hóa

Email: trungtamxuctien@thanhhoa.gov.vn / doingbusinessinthanhhoa@gmail.com

Tel: 0373-761 867 / Fax: 0373-761866

Địa chỉ: 41 Đại lộ Lê Lợi, Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hóa


NHANH-HIỆU QUẢ-NGHIÊM TÚC- GIAN HÀNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ DNVVN TẠI VIETNAM FOODEXPO 2015

Đây là nhận xét của nhiều khách đến thăm và làm việc trực tiếp tại gian hàng của BQL Chương trình tại Hội chợ thực phẩm quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 13   đến 16 tháng 5  năm 2015.

Sau bốn ngày làm việc tích cực, nhiệt tình và thực sự hiệu quả, BQL Chương trình đã thu được những kết quả hết sức ấn tượng. Ước tính số lượt khách lấy thông tin và tham quan gian hàng khoảng 330 lượt. Đặc biệt, có 181 cuộc gặp và làm việc trực tiếp giữa Ban Quản lý với các khách hàng là các doanh nghiệp xuất khẩu, nhà nhập khẩu và các đơn vị/ tổ chức. Trong đó, BQL Chương trình đã làm việc với 18 nhà nhập khẩu trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ cho các sản phẩm cụ thể trong khuôn khổ Chương trình gồm các nhà nhập khẩu cho hồ tiêu (5), trái cây (7), chè (1), thủy sản (2), nông sản nói chung (2) và đồ uống (1).

Tại Hội chợ lần này, qua các kênh thông  tin  và  thư  mời từ BQL Chương trình, có 54 doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm trong khuôn khổ chương trình (chè xanh, trái cây tươi (vải, thanh long, bưởi, xoài), cá ngừ, cá tra, thủ công mỹ nghệ, logistics) đã đến tiếp xúc và làm việc tại gian hàng. Đây là kết quả hết sức ấn tượng, góp phần tuyển lựa chọn được những doanh nghiệp XK có tiềm năng nhất tham gia vào Chương trình. Con số cụ thể theo từng sản phẩm ngành hàng gồm 11 doanh nghiệp thủy sản, 14 doanh nghiệp hồ tiêu, 16 doanh nghiệp trái cây, 7 doanh nghiệp chè xanh, 7 doanh nghiệp logistics.

Thông qua các sự kiện và chương trình tại hội chợ, BQL Chương trình đã có 9 cuộc gặp và làm việc với các cơ quan, tổ chức gồm:

- Gặp và làm việc với Ông Nguyễn Anh Cương, Phó Chủ tịch tỉnh Hải Dương, và lãnh đạo Sở Công thương, Sở NN và PTNT Hải Dương và 03 doanh nghiệp xuất khẩu về việc triển khai hoạt động xúc tiến xuất khẩu vải tươi mùa vụ 2015.

Ngoài việc thu xếp khóa  đào tạo xông lưu huỳnh cho cán bộ kỹ thuật của Sở  nông  nghiệp và các doanh nghiệp xuất khẩu vải, BQL Chương trình đã chắp mối các nhà nhập khẩu tiềm năng cho quả vải gồm 02 khách hàng Thụy Sỹ, 01 khách hàng Đức, 01 khách hàng Mỹ. Theo hướng dẫn của BQL Chương trình, một doanh nghiệp nhập khẩu lớn của Đức đã có chuyến thăm và làm việc thực địa tại Bắc Giang và Hải Dương trong ngày 17/5/2015.

- Làm việc với Trung tâm ASEAN-Nhật Bản (AJC) về khả năng hợp tác hỗ trợ cá ngừ và hồ tiêu xuất khẩu vào thị trường Nhật. Đặc biệt, cán bộ của AJC sẽ hỗ trợ BQL Chương trình tìm thêm chuyên gia tư vấn thị trường cho sản phẩm hồ tiêu.

- Làm việc với Tập đoàn CJ Hàn Quốc về khả năng nhập các sản phẩm nông sản và thủy sản vào thị trường Hàn Quốc. CJ đề xuất ngay sau hội  chợ  BQL  hỗ trợ cung cấp thông tin các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản và thủy sản trong khuôn khổ Chương trình.

- Làm việc với đai diện tổ chức CBI (Hà Lan) về khả năng hợp tác triển khai hoạt động xúc tiến xuất khẩu chè xanh và trái cây tươi vào thị trường châu Âu. CBI đề xuất phối hợp triển khai hoạt động cho sản phẩm chè với Chương trình để hoạt động hỗ trợ đi vào chiều sâu, đặc biệt nhằm tiết kiệm chi phí chuyên gia và hậu cần tổ chức.

Ngoài các doanh nghiệp, BQL Chương trình cũng đã có các cuộc gặp với các tổ chức/trung tâm dịch vụ thương mại để liên kết, phối hợp triển khai hoạt động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp một cách thiết thực nhất.

TỔNG KẾT NHANH VỀ TRIỂN LÃM:

1.      Số lượt khách lấy thông tin và tham quan gian hàng: 330 lượt

2.      Giao dịch chính thức gồm 181 cuộc gặp và làm việc trực tiếp giữa doanh nghiệp xuất khẩu, nhà nhập khẩu, tổ chức. Trong đó:

a.       Làm việc với 18 nhà nhập khẩu trong và ngoài nước: 5 hồ tiêu, 7 trái cây, 1 chè, 2 thủy sản, 2 nông sản nói chung và 01 đồ uống;

b.      Làm việc với 54 doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm trong khuôn khổ chương trình gồm:

                                                               i.      11 DN Thủy sản

                                                             ii.      14 DN Hồ tiêu

                                                            iii.      16 DN trái cây

                                                           iv.      7 DN chè xanh

                                                             v.      7 DN logistic

c.       9 cuộc gặp và làm việc với các tổ chức:

                                                               i.      làm việc với PCT tỉnh Hải Dương, Sở Công thương, Sở NN và DN XK vải

                                                             ii.      Làm việc với JETRO HCM về khả năng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm

                                                            iii.      Làm việc với AJC về chuyên gia hồ tiêu và thảo luận về khả năng hỗ trợ kỹ thuật cho cá ngừ Việt Nam.

                                                           iv.      Làm việc với tổ chức CJ Hàn Quốc về khả năng NK các sản phẩm nông sản

                                                             v.      Làm việc với CBI (Hà Lan) về khả năng hợp tác triển khai hoạt động xúc tiến xuất khẩu chè xanh và trái cây tươi

 

                                                           vi.      Các cuộc gặp với các trung tâm/tổ chức khác

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
3844995