02 sản phẩm: Cam đường canh Như Xuân và Cam Xã Đoài Như Xuân - HTX Dịch vụ Nông nghiệp Thành Công

Đăng lúc: 09:47:51 16/08/2021 (GMT+7)

Với mục tiêu đưa kinh tế địa phương theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, xã Xuân Hòa- Như xuân đã nhanh chóng thực hiện chương trình“ mỗi xã một sản phẩm”. Bằng nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ, bước đầu xã đã xây dựng được 2 sản phẩm Cam Đường Canh Như Xuân và Cam Xã Đoài Như Xuân đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh và xếp hạng 3 sao.

02 Sản phẩm OCOP được xếp hạng: 3 sao.
          Cơ sở sản xuất: Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp Thành Công

CAM XÃ ĐOÀI NHƯ XUÂN.jpg

       Hiện tại, Xuân Hòa có tổng diện tích 166,7ha. Bao gồm các loại cây cam, bưởi, ổi, mít Thái được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, trong đó cây cam, bưởi là chủ yếu. Tham gia trồng cây ăn quả có  34 hộ cá thể và Hợp tác xã nông nghiệp Thành Công (gồm 10 thành viên).

Cây cam được xác định là cây trồng  chủ lực của Xuân Hòa, với diện tích 70ha đã cho thu hoạch. Theo cán bộ chuyên môn của xã, qua kiểm tra, đánh giá thực tế tại vườn và tham khảo các hộ, dự kiến năm nay, cây cam của Xuân Hòa sẽ cho năng suất trung bình 30 tấn/ha, đạt tổng sản lượng 2.100 tấn, tính theo giá bán bình quân 18.000 đồng/kg của năm trước. Dự tính tổng doanh thu từ riêng cây cam năm nay của Xuân Hòa sẽ đạt khoảng 4 tỷ đồng. Đây là doanh thu khá ấn tượng so với các loại nông sản đã trồng trước đây ở địa phương. Mới đây, sau khi hai sản phẩm cam Xuân Hòa gồm Cam đường canh Như Xuân và Cam Xã Đoài Như Xuân, qua kiểm tra, đánh giá nghiêm ngặt của cơ quan chức năng chuyên môn, được xếp hạng 3 sao trong danh mục sản phẩm OCOP của tỉnh.

cam-vao-tet-4-enternews-1611976202.jpg

Thành công ban đầu là  hết sức quan  trọng bởi nó sẽ định hình được hướng đi chuẩn nhất cho  chương trình. Để gặt hái được những thành công ban đầu, các hộ dân luôn nhận được sự hỗ trợ, sát cánh của các cấp, ngành. Cụ thể , UBND tỉnh, huyện và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã có những chính sách hỗ trợ hiệu quả, phù hợp như: Hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, hỗ trợ về giống, phân bón, hỗ trợ tiền cải tạo đất 15 triệu đồng/ha cây ăn quả. Ngoài ra, năm 2017, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã hỗ trợ cho Hợp tác xã Thành Công một chiếc máy cày. Đầu năm 2020, hỗ trợ tiếp cho hợp tác xã xây dựng một nhà kho bảo quản sản phẩm sau thu hoạch với diện tích 500m2, tổng kinh phí 4 tỷ đồng, trong đó Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ 3,2 tỷ đồng, Hợp tác xã đối ứng 800 triệu đồng.  hỗ trợ các hộ trồng cam tại đây toàn bộ bao bì bao gói sản phẩm và nhãn mác, xuất xứ của sản phẩm.Đây là những hỗ trợ rất kịp thời, hợp lý thể hiện rõ quyết tâm trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng của chính quyền.

3755_image003.jpg

Men theo con đường đất ghồ ghề chúng tôi được vào thăm đồi cam  của gia đình anh Lê Minh Hải- cán bộ tư pháp xã Xuân Hòa, một trong nhưng người đặt “nền móng” đầu tiên cho sự phát triển của cây cam tại địa phương. Sau nhiều chuyến thăm quan, học hỏi kinh nghiệm cùng với tư duy dám nghĩ, dám làm anh đã quyết định chuyển đổi hơn 1ha đất trồng mía, sắn sang trồng cam. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật và chăm sóc tốt theo tiêu chuẩn VietGAP, vườn cam của anh sau 4 năm đã cho thu hoạch cao.

Nhanh nhạy nắm bắt xu hướng của thị trường ,năm 2015, hưởng ứng chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, hình thành vùng chuyên canh cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hóa. Đồng thời, được sự hỗ trợ, khích lệ của huyện, xã anh đã mở rộng diện tích trồng cây ăn quả lên 10ha, trong đó 8ha trồng cam và 2ha là bưởi, chanh và ổi.

Trao đổi với phóng viên, anh Hải phấn khởi cho biết: Hiện tại vườn cam của anh có khoảng 6.000 cây thuộc 3 lứa khác nhau, trong đó có 2.000 cây đã cho thu hoạch ổn định, sang năm 2021 có thêm 2.000 cây đến kỳ thu hoạch (hiện đã bói quả đầu mùa) và 2.000 cây còn lại sẽ cho thu hoạch vào năm 2022. Dự tính vụ thu hoạch cam năm nay sẽ bắt đầu từ tháng 9 (âm) kéo dài đến sau Tết Âm lịch. Về sản lượng, theo tính toán của anh Hải, với năng suất trung bình mỗi cây 50kg quả, vụ này anh sẽ thu được 100 tấn cam.Cùng với các loại quả khác, dự tính năm nay anh doanh thu của anh đạt 2,5 tỷ.  Sau 2 năm, 100%  vườn cây của anh cho thu hoạch, ước tính hàng năm anh sẽ lãi hàng tỷ đồng.

Nhờ giá trị kinh tế cao nên phát triển cây ăn quả có múi luôn được địa phương chú trọng, khuyến khích. Tuy nhiên để  tránh tình trạng “ được mùa, rớt giá”  địa phương luôn định hướng cụ thể cho các hộ dân, không trồng theo phong trào , mà cần quan tâm đến chất lượng giống cây bảo đảm nguồn gốc; đồng thời tập trung nâng cao kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả theo quy trình VietGAP, GlobalGAP nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Năm 2019,UBND huyện đã thực hiện đăng ký thành công nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm Cam Như Xuân. Như vậy, Xây dựng và phát triển thương hiệu cho cây cam Như Xuân là hướng phát triển đúng đắn giúp nông dân ở lại với ruộng, vườn và cũng là cách giúp họ thoát nghèo bền vững.

Chi tiết liên hệ:

HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THÀNH CÔNG

Địa chỉ: Thôn 8, Xã Xuân Hoà, Huyện Như Xuân, Thanh Hoá

Điện thoại: 0974 626 785.

z2134503856488_318b2d9cb19e9f7cdeb8f9ed98cdf344.jpg

 

 

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
3844995