Kế hoạch hành động thực hiện khâu đột phá về phát triển hạ tầng giai đoạn 2021-2025

Đăng lúc: 07:46:03 30/08/2021 (GMT+7)

Ngày 13-8-2021, Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Kế hoạch hành động số 26-KH/TU thực hiện khâu đột phá về phát triển hạ tầng giai đoạn 2021-2025 với các nội dung chính như sau:

Mục tiêu chung

Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực trong xã hội để tạo đột phá trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng theo huớng đồng bộ, hiện đại, có tính kết nối cao, khắc phục những điểm nghẽn về hạ tầng; trọng tâm là đầu tư phát triển, hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông; hạ tầng khu kinh tế, các khu công nghiệp; hạ tầng đô thị; hạ tầng công nghệ thông tin, để tạo điều kiện, động lực cho kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển nhanh và bền vững.

Thanh-pho-Thanh-Hoa.jpg

Mục tiêu cụ thể:

1. Về hạ tầng giao thông

* Về giao thông đường bộ

- Hệ thống quốc lộ, đường tỉnh: đầu tư nâng cấp, mở rộng quốc lộ, đường tỉnh và xây mới các tuyến đường lớn, quan trọng với tổng chiều dài 450km (quốc lộ khoảng 110 km, tỉnh lộ khoảng 30 km, đầu tư mới khoảng 310 km); tập trung đầu tư hoàn thành một số tuyến đường trọng điểm.

- Hệ thống đường giao thông nông thôn (đường huyện, đường xã, đường thôn bản): đầu tư xây dựng mới các tuyến đường với tổng chiều dài 300km, cứng hóa mặt đường 2.800km (gồm sửa chữa, nâng cấp mặt đường bị hư hỏng); phấn đấu đến năm 2025 có 100% đường huyện và 85% đường xã được cứng hóa.

* Về hạ tầng cảng biển và giao thông đường thủy nội địa

- Về cảng biển: đầu tư xây dựng cảng Nghi Sơn trở thành cảng 1A; nâng cấp hạ tầng các cảng: Lễ Môn, Quảng Châu, Quảng Nham; bổ sung cảng biển Lạch Sung vào quy hoạch cảng biển quốc gia và đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu khai thác cho tàu trên 5.000 tấn.

- Về giao thông đường thủy nội địa: Xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường thủy nội địa phát triển đồng bộ về cả luồng tuyến, bến cảng, phương tiện và năng lực quản lý, đáp ứng yêu cầu vận tải và chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý và an toàn; phấn đấu đến năm 2025, thị phần vận tải hàng hóa đường thủy nội địa chiếm 8,4% (13,9 triệu tấn).

* Về hạ tầng hàng không: Xây dựng Cảng hàng không Thọ Xuân trở thành cảng hàng không quốc tế trước năm 2025, với công suất 5 triệu hành khách và 27.000 tấn hàng hóa/năm.

 * Về hạ tầng logistics: Phát triển hạ tầng logistics, nhất là hạ tầng cảng biển, khu hậu cần sau cảng và hạ tầng giao thông kết nối nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, xây dựng trung tâm logistics cấp vùng ở Khu kinh tế Nghi Sơn.

2. Về phát triển hạ tầng KKT Nghi Sơn và các KCN, CCN:

- Đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật thiết yếu khu vực 18.611,6 ha trong KKT Nghi Sơn; Đối với khu vực mở rộng (106.000 ha): Đầu tư các tuyến giao thông chính, kết nối các khu chức năng và cảng biển; các tuyến giao thông kết nối với đường cao tốc Bắc - Nam.

- Đến năm 2025, hoàn chỉnh hạ tầng KCN đạt 3.000 ha, trong đó: các KCN trong KKT Nghi Sơn 2.000 ha; các KCN ngoài KKT Nghi Sơn 1.000 ha.

3. Về phát triển hạ tầng đô thị

- Phát triển đô thị: Đến năm 2025, có 39 đô thị (sát nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa, thành lập 08 thị trấn thuộc huyện); nâng cấp thành phố Sầm Sơn lên đô thị loại 2; tỷ lệ đô thị hóa đạt 40% trở lên.

- Phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị:

+ Về hạ tầng giao thông đô thị: Từng bước đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ hệ thống giao thông đô thị, hệ thống cây xanh, điện chiếu sáng, điện trang trí dọc các tuyến đường trục chính.

+ Về cấp nước đô thị: đến năm 2025, tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch qua hệ thống đạt 97%; tiêu chuẩn cấp nước trung bình tại các đô thị khoảng 120 lít/người/ngày đêm; cấp nước bao phủ đạt 90% đối với đô thị loại V và đạt 100% đối với đô thị loại IV trở lên.

+ Về thoát nước đô thị: Đến năm 2025, tỷ lệ bao phủ của hệ thống thoát nước đạt 80% diện tích lưu vực thoát nước trong các đô thị.

+ Về xử lý nước thải: Đến năm 2025, 100% đô thị loại IV trở lên và 20% đô thị loại V có hệ thống xử 1ý nước thải tập trung.

+ Về xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị và công nghiệp: Đến năm 2025, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường đạt 95%; chất thải rắn KCN, chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường đạt 100%.

4. Về phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông

- Hoàn thành xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng của tỉnh trong năm 2021; hoàn thành Trung tâm Điều hành thông minh tập trung và xây dựng cơ sở dữ liệu lớn (BigData) của tỉnh, Khu công nghệ thông tin tập trung của tỉnh trong giai đoạn 2021 - 2025. Từng bước xây dựng thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn thành các đô thị thông minh.

- Đến năm 2025, đưa mạng 5G vào khai thác tại các khu vực phát triển trên địa bàn, như: Trung tâm thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, thị xã Nghi Sơn, các khu công nghiệp, khu du lịch trọng điểm và trung tâm các huyện.

5. Một số lĩnh vực hạ tầng khác

a) Về hạ tầng cung cấp điện: Giai đoạn 2021 - 2025, hoàn thành đưa vào vận hành các dự án: Nhiệt điện Nghi Sơn 2, thủy điện Hồi Xuân. Đầu tư đưa các đường dây và trạm biến áp 220KV, 110KV, lưới điện trung áp vào vận hành. Phấn đấu đến năm 2025, công suất toàn tỉnh đạt Pmax=1.863 MW.

b) Về phát triển hạ tầng cụm công nghiệp (CCN): Thành lập 47 CCN với diện tích khoảng 2.078 ha, nâng tổng số CCN trên địa bàn tỉnh lên 80 CCN với tổng diện tích khoảng 3.132ha; tỷ lệ lấp đầy các CCN đã thành lập đạt 61%.

c) Về phát triển hạ tầng thương mại: Đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh có 28 trung tâm thương mại.

BBT Tổng hợp

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
3844995