Chiều 17-2, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định đã chủ trì cuộc họp Hội đồng thẩm định quy hoạch phát triển dệt may, da giầy tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh, Chủ tịch hiệp hội dệt may tỉnh Thanh Hóa.
Đồng chí Ngô Văn Tuấn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 51 doanh nghiệp (DN) may công nghiệp và hơn 3.000 cơ sở may thuộc các tổ hợp tác và hộ gia đình, sử dụng hơn 50.000 lao động. Toàn tỉnh hiện có 13 dự án da giầy xuất khẩu, sử dụng hơn 40.000 lao động. Từ năm 2012 đến 2015, tỉnh ta đã kêu gọi được 15 dự án may mặc đúng quy hoạch, đặc biệt tại các huyện miền núi như: Thạch Thành, Cẩm Thủy, Như Thanh...Ngành công nghiệp dệt may và da giày phát triển với tốc độ nhanh đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động cũng như các vấn đề an sinh xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, hiện nay, sản phẩm của ngành may mặc và da giầy trên địa bàn tỉnh còn đơn điệu, chủ yếu may gia công theo đơn đặt hàng; 90% các nguyên, phụ liệu được nhập khẩu từ Trung Quốc, dẫn đến thiếu chủ động và hiệu quả kinh tế chưa cao.
Theo quy hoạch phát triển dệt may, da giày tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Sở Công thương trình bày tại hội nghị, tỉnh ta thực hiện quy hoạch từ 3-4 khu liên hợp sợi, dệt, nhuộm tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Ngành dệt phấn đấu đến năm 2020 sản xuất được 28 triệu mét vải các loại trở lên, đến năm 2025 sản xuất đạt 64 triệu mét vải. Với ngành may mặc, phấn đấu đến năm 2020 đạt 170 triệu sản phẩm trở lên; năm 2025 đạt 229 triệu sản phẩm trở lên. Thực hiện đầu tư 59 các dự án may mặc phân bố theo không gian và vùng lãnh thổ gắn với các khu dân cư tập trung, dọc các trục đại lộ để thuận lợi cho việc vận chuyển và kết nối sản xuất. Ngành da giầy phấn đấu đến năm 2025 đạt 136 triệu sản phẩm trở lên. Ưu tiên phát triển các dự án da giày xen lẫn với các dự án may mặc tại các cụm công nghiệp. Bố trí chuyển dịch ngành da giày về các khu vực thị trấn, thị tứ làm hạt nhân xây dựng các cụm công nghiệp ở khu vực nông thôn, miền núi.
Sau khi nghe ý kiến thảo luận của các thành viên Hội đồng thẩm định, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Văn Tuấn đã nhấn mạnh, khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của ngành công nghiệp dệt may, da giày trong mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, an sinh xã hội tại địa phương, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu. Đồng chí đề nghị, trên cơ sở ý kiến đóng góp của các ngành, Sở Công thương hoàn chỉnh lại báo cáo theo hướng: Tách quy hoạch ngành dệt và may riêng biệt, trên cơ sở đó nêu rõ những ưu điểm của ngành may và những thách thức đặt ra khi quy hoạch ngành dệt trong vấn đề bảo đảm môi trường. Thống nhất quy hoạch dự án dệt tại Khu kinh tế Nghi Sơn để thuận lợi trong vấn đề thu hút đầu tư và thuận tiện trong việc xử lý môi trường. Rà soát lại các chỉ tiêu của các ngành cho phù hợp với tình hình lao động, quỹ đất ở các địa phương... Ưu tiên quy hoạch nhà máy may tại các vùng nông thôn và miền núi cùng với những cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư. Thực hiện quy hoạch nhà ở xã hội; hạ tầng giao thông, đặc biệt là đường gom để giảm áp lực lên vấn đề hạ tầng. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Văn Tuấn giao các sở, ngành liên quan xây dựng cơ chế hỗ trợ cụ thể để ban hành cùng quy hoạch, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nghiên cứu, triển khai dự án.
Theo quy hoạch phát triển dệt may, da giày tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Sở Công thương trình bày tại hội nghị, tỉnh ta thực hiện quy hoạch từ 3-4 khu liên hợp sợi, dệt, nhuộm tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Ngành dệt phấn đấu đến năm 2020 sản xuất được 28 triệu mét vải các loại trở lên, đến năm 2025 sản xuất đạt 64 triệu mét vải. Với ngành may mặc, phấn đấu đến năm 2020 đạt 170 triệu sản phẩm trở lên; năm 2025 đạt 229 triệu sản phẩm trở lên. Thực hiện đầu tư 59 các dự án may mặc phân bố theo không gian và vùng lãnh thổ gắn với các khu dân cư tập trung, dọc các trục đại lộ để thuận lợi cho việc vận chuyển và kết nối sản xuất. Ngành da giầy phấn đấu đến năm 2025 đạt 136 triệu sản phẩm trở lên. Ưu tiên phát triển các dự án da giày xen lẫn với các dự án may mặc tại các cụm công nghiệp. Bố trí chuyển dịch ngành da giày về các khu vực thị trấn, thị tứ làm hạt nhân xây dựng các cụm công nghiệp ở khu vực nông thôn, miền núi.
Sau khi nghe ý kiến thảo luận của các thành viên Hội đồng thẩm định, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Văn Tuấn đã nhấn mạnh, khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của ngành công nghiệp dệt may, da giày trong mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, an sinh xã hội tại địa phương, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu. Đồng chí đề nghị, trên cơ sở ý kiến đóng góp của các ngành, Sở Công thương hoàn chỉnh lại báo cáo theo hướng: Tách quy hoạch ngành dệt và may riêng biệt, trên cơ sở đó nêu rõ những ưu điểm của ngành may và những thách thức đặt ra khi quy hoạch ngành dệt trong vấn đề bảo đảm môi trường. Thống nhất quy hoạch dự án dệt tại Khu kinh tế Nghi Sơn để thuận lợi trong vấn đề thu hút đầu tư và thuận tiện trong việc xử lý môi trường. Rà soát lại các chỉ tiêu của các ngành cho phù hợp với tình hình lao động, quỹ đất ở các địa phương... Ưu tiên quy hoạch nhà máy may tại các vùng nông thôn và miền núi cùng với những cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư. Thực hiện quy hoạch nhà ở xã hội; hạ tầng giao thông, đặc biệt là đường gom để giảm áp lực lên vấn đề hạ tầng. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Văn Tuấn giao các sở, ngành liên quan xây dựng cơ chế hỗ trợ cụ thể để ban hành cùng quy hoạch, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nghiên cứu, triển khai dự án.