Các khu kinh tế (KKT) ven biển miền Trung được thành lập với kỳ vọng, là đòn bẩy giúp các địa phương miền Trung phát triển kinh tế - xã hội.
Khó khăn trong thu hút đầu tư
Được đánh giá là một trong những KKT năng động nhất miền Trung, KKT Dung Quất có lợi thế rất lớn nhờ vào lọc hóa dầu và công nghiệp nặng. Tuy nhiên, những năm gần đây, KKT này gặp không ít khó khăn trong thu hút đầu tư, dù đã tập trung xúc tiến một số dự án quy mô lớn. Trong khi thu hút đầu tư không đạt như mong muốn, thì hàng loạt dự án chậm triển khai và bị thu hồi. Đến nay, Ban Quản lý KKT Dung Quất đã thu hồi và kiến nghị thu hồi 23 dự án. Điểm sáng duy nhất đối với KKT Dung Quất là KCN - Đô thị - Dịch vụ VSIP đang hoạt động khá hiệu quả, giúp tình hình đầu tư, phát triển KKT Dung Quất có tín hiệu khả quan.
Sát hàng rào của KKT Dung Quất, KKT mở Chu Lai (tỉnh Quảng Nam) có tuổi đời hơn 10 năm, từng được kỳ vọng về một không gian kinh tế riêng biệt, có thể áp dụng những cơ chế chính sách đặc thù, tạo bước đột phá cho khu vực miền Trung và toàn quốc. Nhưng đến thời điểm hiện nay, ngoài Khu liên hợp Sản xuất và lắp ráp ô tô Chu Lai - Trường Hải đóng góp hơn 60% tổng thu ngân ngân sách toàn tỉnh Quảng Nam, các dự án khác chưa đóng góp nhiều cho địa phương. Niềm hy vọng của KKT mở Chu Lai được thắp lên khi mới đây tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam, hàng loạt dự án trọng điểm được cấp phép và ký ghi nhớ đầu tư, trong đó đáng chú ý là các lĩnh vực khí, công nghiệp và dịch vụ. Dự kiến trong những năm tới, đây sẽ trở thành một khu kinh tế năng động và tổng hợp nhất của cả nước.
Giữa tháng 12/2006, khi cầu Thị Nại, cây cầu vượt biển đầu tiên của Việt Nam được khánh thành nối TP. Quy Nhơn và KKT Nhơn Hội, tỉnh Bình Định đã “mơ” về một “Hồng Kông bên hông Quy Nhơn”, nhưng 10 năm trôi qua, giấc mơ ấy đã dần tuột khỏi tầm tay khi mà cả KKT này chỉ có một vài dự án hiện diện: Khu du lịch Hải Giang (Vinpearl Hải Giang) 3.500 tỷ đồng mới được khởi công; Khu Du lịch tâm linh chùa Linh Phong 200 tỷ đồng đang dần hoàn thiện; Chỉ có FLC Nhơn Lý với tổ hợp resort 3.500 tỷ đồng là đang có những tín hiệu khả quan...
Hai KKT gần nhau là KKT Nam Phú Yên và KKT Vân Phong (Khánh Hòa) cũng gặp không ít khó khăn trong thu hút đầu tư, dù lãnh đạo địa phương rất nỗ lực xây dựng các chương trình xúc tiến và dành những ưu đãi cho nhà đầu tư.
Tìm hướng đi mới
Một số KKT, sau nhiều năm thành lập, đã đưa ra những hướng đi của riêng mình, nhưng đến nay, vẫn chưa có mô hình KKT nào mang tính đột phá. Các ban quản lý cũng kiến nghị Trung ương cho cơ chế riêng biệt, nhưng chưa cụ thể là riêng thế nào.
Lãnh đạo Ban quản lý KKT Chân Mây - Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế) cho rằng, cần có giải pháp đột phá về thể chế, tương tự các KKT tự do, đặc KKT ở các nước đã thành công. Chính phủ cần sớm ban hành chính sách riêng về công tác giải phóng mặt bằng tại các KKT.
KKT Dung Quất từng có ý định đề xuất thành lập đặc khu, Chu Lai áp dụng cơ chế mở, nhưng hiện nay, cả 2 KKT này vẫn hoạt động dựa trên mô hình giống nhau, gây nên những trở ngại trong thu hút đầu tư.
Theo Ban Quản lý KKT mở Chu Lai, gần như tỉnh nào ở miền Trung cũng có KKT với nội dung không khác gì KKT mở Chu Lai, thậm chí còn cao hơn và tiến bộ hơn. Họ đi sau nhưng xuất phát ở mức cao hơn, nên chắc chắn sẽ cạnh tranh mạnh mẽ với Chu Lai trong thời gian tới.
Lãnh đạo Ban Quản lý KKT Dung Quất cũng nhận thấy sự mất cân đối giữa yêu cầu về hạ tầng, tiện ích với khả năng đáp ứng về nguồn vốn đầu tư, sẽ là lực cản đối với sự phát triển của Dung Quất, nhưng vẫn chưa có hướng đi nào khả quan.
Để các KKT tiếp tục đóng vai trò đòn bẩy kinh tế ở các địa phương và cả nước, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 5 nhóm KKT ven biển có nhiều tiềm năng để ưu tiên tập trung đầu tư gồm: KKT Chu Lai - Dung Quất; KKT Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng); KKT Nghi Sơn (Thanh Hóa); KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh); KKT đảo Phú Quốc và cụm đảo Nam An Thới (Kiên Giang).
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu tập trung phân bổ vốn đầu tư cho các KKT nêu trên tối thiểu bằng 70% tổng nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Trung ương trong 5 năm (2016 – 2020). Trong đó, thời gian này sẽ tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước để cơ bản hoàn thành các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội quan trọng của khu kinh tế, nhằm đáp ứng yêu cầu của các dự án đầu tư động lực, quy mô lớn đối với 5 nhóm khu kinh tế ven biển trọng điểm đã được lựa chọn.
Được đánh giá là một trong những KKT năng động nhất miền Trung, KKT Dung Quất có lợi thế rất lớn nhờ vào lọc hóa dầu và công nghiệp nặng. Tuy nhiên, những năm gần đây, KKT này gặp không ít khó khăn trong thu hút đầu tư, dù đã tập trung xúc tiến một số dự án quy mô lớn. Trong khi thu hút đầu tư không đạt như mong muốn, thì hàng loạt dự án chậm triển khai và bị thu hồi. Đến nay, Ban Quản lý KKT Dung Quất đã thu hồi và kiến nghị thu hồi 23 dự án. Điểm sáng duy nhất đối với KKT Dung Quất là KCN - Đô thị - Dịch vụ VSIP đang hoạt động khá hiệu quả, giúp tình hình đầu tư, phát triển KKT Dung Quất có tín hiệu khả quan.
Sát hàng rào của KKT Dung Quất, KKT mở Chu Lai (tỉnh Quảng Nam) có tuổi đời hơn 10 năm, từng được kỳ vọng về một không gian kinh tế riêng biệt, có thể áp dụng những cơ chế chính sách đặc thù, tạo bước đột phá cho khu vực miền Trung và toàn quốc. Nhưng đến thời điểm hiện nay, ngoài Khu liên hợp Sản xuất và lắp ráp ô tô Chu Lai - Trường Hải đóng góp hơn 60% tổng thu ngân ngân sách toàn tỉnh Quảng Nam, các dự án khác chưa đóng góp nhiều cho địa phương. Niềm hy vọng của KKT mở Chu Lai được thắp lên khi mới đây tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam, hàng loạt dự án trọng điểm được cấp phép và ký ghi nhớ đầu tư, trong đó đáng chú ý là các lĩnh vực khí, công nghiệp và dịch vụ. Dự kiến trong những năm tới, đây sẽ trở thành một khu kinh tế năng động và tổng hợp nhất của cả nước.
Giữa tháng 12/2006, khi cầu Thị Nại, cây cầu vượt biển đầu tiên của Việt Nam được khánh thành nối TP. Quy Nhơn và KKT Nhơn Hội, tỉnh Bình Định đã “mơ” về một “Hồng Kông bên hông Quy Nhơn”, nhưng 10 năm trôi qua, giấc mơ ấy đã dần tuột khỏi tầm tay khi mà cả KKT này chỉ có một vài dự án hiện diện: Khu du lịch Hải Giang (Vinpearl Hải Giang) 3.500 tỷ đồng mới được khởi công; Khu Du lịch tâm linh chùa Linh Phong 200 tỷ đồng đang dần hoàn thiện; Chỉ có FLC Nhơn Lý với tổ hợp resort 3.500 tỷ đồng là đang có những tín hiệu khả quan...
Hai KKT gần nhau là KKT Nam Phú Yên và KKT Vân Phong (Khánh Hòa) cũng gặp không ít khó khăn trong thu hút đầu tư, dù lãnh đạo địa phương rất nỗ lực xây dựng các chương trình xúc tiến và dành những ưu đãi cho nhà đầu tư.
Tìm hướng đi mới
Một số KKT, sau nhiều năm thành lập, đã đưa ra những hướng đi của riêng mình, nhưng đến nay, vẫn chưa có mô hình KKT nào mang tính đột phá. Các ban quản lý cũng kiến nghị Trung ương cho cơ chế riêng biệt, nhưng chưa cụ thể là riêng thế nào.
Lãnh đạo Ban quản lý KKT Chân Mây - Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế) cho rằng, cần có giải pháp đột phá về thể chế, tương tự các KKT tự do, đặc KKT ở các nước đã thành công. Chính phủ cần sớm ban hành chính sách riêng về công tác giải phóng mặt bằng tại các KKT.
KKT Dung Quất từng có ý định đề xuất thành lập đặc khu, Chu Lai áp dụng cơ chế mở, nhưng hiện nay, cả 2 KKT này vẫn hoạt động dựa trên mô hình giống nhau, gây nên những trở ngại trong thu hút đầu tư.
Theo Ban Quản lý KKT mở Chu Lai, gần như tỉnh nào ở miền Trung cũng có KKT với nội dung không khác gì KKT mở Chu Lai, thậm chí còn cao hơn và tiến bộ hơn. Họ đi sau nhưng xuất phát ở mức cao hơn, nên chắc chắn sẽ cạnh tranh mạnh mẽ với Chu Lai trong thời gian tới.
Lãnh đạo Ban Quản lý KKT Dung Quất cũng nhận thấy sự mất cân đối giữa yêu cầu về hạ tầng, tiện ích với khả năng đáp ứng về nguồn vốn đầu tư, sẽ là lực cản đối với sự phát triển của Dung Quất, nhưng vẫn chưa có hướng đi nào khả quan.
Để các KKT tiếp tục đóng vai trò đòn bẩy kinh tế ở các địa phương và cả nước, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 5 nhóm KKT ven biển có nhiều tiềm năng để ưu tiên tập trung đầu tư gồm: KKT Chu Lai - Dung Quất; KKT Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng); KKT Nghi Sơn (Thanh Hóa); KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh); KKT đảo Phú Quốc và cụm đảo Nam An Thới (Kiên Giang).
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu tập trung phân bổ vốn đầu tư cho các KKT nêu trên tối thiểu bằng 70% tổng nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Trung ương trong 5 năm (2016 – 2020). Trong đó, thời gian này sẽ tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước để cơ bản hoàn thành các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội quan trọng của khu kinh tế, nhằm đáp ứng yêu cầu của các dự án đầu tư động lực, quy mô lớn đối với 5 nhóm khu kinh tế ven biển trọng điểm đã được lựa chọn.
Theo Baodautu